Nhiều người cho rằng, ăn dưa muối có thể gây nồng độ cồn trong cơ thể nên khi điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt. Trước vấn đề này, chuyên gia nói gì?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, dưa cải muối được chế biến từ nguyên liệu chính là rau cải xanh đã già. Đây là thức ăn kèm, giải tỏa cảm giác sợ những món có quá nhiều chất béo và kích thích vị giác khiến ta thèm ăn, rất phù hợp cho mâm cơm ngày Tết.
Trước thông tin cho rằng ăn dưa cải muối có thể gây nồng độ cồn trong cơ thể, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng thông tin này hoàn toàn không chính xác. Thực phẩm này được lên men bởi các vi sinh vật trong môi trường muối. Qua quá trình lên men, các vi sinh vật có hại bị ức chế, giúp rau cải được bảo quản lâu hơn.
“Dưa cải muối sinh ra axit lactic và không thể chuyển hóa thành cồn. Còn cồn có thể chuyển hóa thành axit nhưng là axit acetic và không liên quan gì tới thực phẩm muối chua. Vì vậy, không cần quá lo lắng việc ăn dưa cải muối chua hoặc cà, hành muối sẽ gây ra cồn trong máu”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý, các thực phẩm này nhiều muối, ăn quá mức không tốt cho sức khỏe, có thể gây ra các bệnh tim mạch. Không nên ăn dưa muối chưa vàng hoặc quá lâu có váng trắng.
Một số loại thực phẩm nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài có thể lên men. Các loại hoa quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng có thể chứa một lượng ethanol nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng cồn thấp và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn phải những đồ ăn, thức uống có ethanol, nên đợi ít nhất 15-30 phút hoặc uống nhiều nước lọc, cơ thể sẽ dần đào thải hết cồn. Theo quy định, người tham gia giao thông phải có nồng độ cồn bằng 0, vì vậy nên hạn chế dùng thực phẩm lên men hoặc có chứa rượu bia.
“Nhà tôi không ai làm báo nhưng giờ ai cũng đang làm báo cùng tôi” – câu nói tưởng như bông đùa của Nguyễn Đức Anh, một phóng viên trẻ đang công tác tại Hà Nội lại khiến người nghe lặng đi trong những xúc cảm lắng sâu. Bởi phía sau câu nói đó, là một hành trình làm nghề được chở che, nâng đỡ bằng cả một gia đình – những người không mang danh nhà báo, nhưng lại đồng hành cùng người viết từng ngày, từng chữ.
Ở tuổi 81, nhà báo lão thành Chu Chí Thành - cựu phóng viên chiến trường Thông tấn xã Việt Nam ngồi lặng bên ấm trà trong căn nhà nhỏ ở Hà Nội, chậm rãi kể lại những năm tháng chiến tranh dữ dội, những bức ảnh đi cùng lịch sử và những khoảng lặng thẳm sâu nhất chính là gia đình. Với ông, sau tất cả vinh quang, sau cả những hiểm nguy hay phút giây chói sáng của nghề báo thì gia đình như một chốn thiêng liêng, nơi tiếp sức mạnh, truyền cảm hứng và nâng đỡ ông suốt những năm tháng làm nghề đầy gian
Trong bối cảnh truyền thông toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ trước làn sóng công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ không thể thiếu đối với các nhà báo quốc tế.