Đổi vị ngày hè với món cà pháo xào thịt ba chỉ
Cà chứa rất nhiều chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa, kết hợp cà pháo xào thịt ba chỉ lá lốt đem lại hương vị dậy mùi, thơm ngon khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên.
Bánh trung thu đậu xanh là món bánh được nhiều người yêu thích bởi mùi vị bùi ngọt, thơm ngon. Dưới đây là cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh ngon như ngoài hàng.
Tự làm bánh trung thu tại nhà không chỉ là cách thú vị để trải nghiệm mà còn tạo ra cơ hội gắn kết yêu thương trong gia đình và bạn bè người thân.
+ 320g bột mì số 13
+ 200g nước đường bánh nướng
+ 10g bơ lạc (bơ đậu phộng)
+ 2 lòng đỏ trứng gà
+ 5g mật ong
+ 50g dầu thực vật
+ 200g đậu xanh đã bỏ vỏ
+ 150g đường trắng
+ 30g bột bánh dẻo
+ 50g mạch nha
+ 50g dầu ăn
+1 lòng đỏ trứng gà
+ 30ml sữa tươi
+ 30g dầu ăn
Bước 1: Cách làm nhân đậu xanh bánh trung thu
Ngâm 200g đậu xanh khoảng 4 tiếng cho mềm rồi đãi sạch. Đem đi hấp chín rồi xay với nước cho thật nhuyễn. Lọc qua rây cho mịn rồi cho vào chảo chống dính.
Thêm 150g đường và 25g dầu ăn vào chảo, khuấy liên tục trên lửa nhỏ. Khi hỗn hợp bắt đầu sệt lại, cho nốt 25g dầu ăn, 50g mạch nha vào sên cho đến khi nhân dẻo, khô, không bị chảy và không dính vào chảo.
Đợi nhân đậu xanh nguội, rồi chia nhân bánh thành các phần bằng nhau, vo tròn. Bọc kín nhân bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị khô trong quá trình làm vỏ bánh.
Bước 2: Cách làm vỏ bánh trung thu
Cho 150g nước đường bánh nướng, 10g bơ lạc (bơ đậu phộng), 2 lòng đỏ trứng gà, 5g mật ong, 50g dầu thực vật vào âu và trộn đầu lên (không nhồi). Bọc kín để nghỉ trong 30 phút.
Đổ bột mì qua rây cho mịn, rồi cho vào hỗn hợp đã trộn ở trên thêm vào 50g nước đường nướng bánh còn lại. Trộn thật nhanh và đều tay để hỗn hợp thành khối bột mịn. Để bột nghỉ trong 30 phút.
Chia đều phần vỏ bánh thành các phần bằng nhau.
Tuỳ theo khẩu vị mà chia tỉ lệ vỏ bánh với nhân bánh phù hợp.
Bước 3: Cho bánh vào khuôn tạo hình
Cán mỏng phần vỏ bánh, cho nhân đậu xanh vào chính giữa, rồi gói lại để nhân bánh không bị lộ ra ngoài.
Phủ một lớp bột mì khô bên ngoài vỏ bánh để bánh không bị dính vào khuôn. Đặt khuôn bánh lên giấy nến, rồi ép chặt để tạo hình cho bánh.
Bước 4: Nướng bánh trung thu
Trước khi nướng bánh, làm nóng lò ở 200 độ C trong 10 phút.
Trộn đều hỗn hợp phết mặt bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng gà, 30ml sữa tươi, 30g dầu ăn. Sau đó lọc qua rây cho thật mịn. Phết đều hỗn hợp lên mặt bánh.
Nướng bánh lần thứ nhất ở 200 trong 15 phút. Sau đó lấy bánh ra, làm ẩm bánh để nguội rồi quét hỗn hợp quét bánh và nướng lần 2.
Nướng lần 2 trong 10 phút ở 180 °C. Chờ bánh nguội thì phun sương cho ẩm bánh rồi quét 1 lớp mỏng hỗn hợp lên mặt bánh. Nướng lần 3 tương tự lần 2.
Có thể tuỳ chỉnh tỉ lệ vỏ bánh và nhân bánh theo khẩu vị yêu thích
Khi cán vỏ bánh, chú ý không nên cán quá mỏng để tránh trường hợp vỏ bánh bị rách và phần nhân bị lòi ra ngoài sau khi gói bánh.
Bánh trung thu khi nướng xong bạn để được khoảng 2 ngày cho xuống dầu ăn thì sẽ ngon hơn.
Tùy vào lò nướng mà nhiệt độ có thể thay đổi nên cần chú ý để điều chỉnh cho phù hợp.
Cà chứa rất nhiều chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa, kết hợp cà pháo xào thịt ba chỉ lá lốt đem lại hương vị dậy mùi, thơm ngon khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên.
Chớm hè thử ngay món gỏi tôm sốt Thái với vị tươi giòn ngọt của tôm quyện trong phần nước sốt chua cay, mặn ngọt hài hòa vô cùng ngon lạ miệng. Nếu là tín đồ của ẩm thực Thái thì đừng bỏ qua cách làm đơn giản dưới đây.
Chương trình tạo điều kiện tối đa cho học sinh Việt Nam tiếp cận học bổng thông qua việc mở rộng phạm vi áp dụng và cơ chế ứng tuyển tinh gọn.
1
2
3
4
5
6
7