Thứ sáu, 25/10/2024 08:19

Loại nước dễ hóa "thuốc độc" khi đựng trong bình giữ nhiệt

Phương Anh (Theo Aboluowang) -

Thời tiết bắt đầu trở lạnh là lúc là lúc bình giữ nhiệt phát huy công dụng hơn bao giờ hết. Tuy tiện lợi và giữa ấm hiệu quả nhưng việc sử dụng bình giữ nhiệt sai cách có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Những loại nước không nên đựng trong bình giữ nhiệt

Sữa

Mùa lạnh, nhiều người có thói quen hâm nóng sữa và đựng trong bình giữ nhiệt để uống dần, tuy nhiên đây là một thói quen không hề tốt.

Ảnh minh họa

Sữa nóng khi được lưu trữ trong môi trường ấm của bình giữ nhiệt có thể dễ dàng trở thành "môi trường lý tưởng" cho vi khuẩn phát triển, thậm chí làm sữa bị hỏng khiến người uống dễ bị tiêu chảy, đau bụng. Đặc biệt, khi sữa để lâu trong bình, cấu trúc của protein trong sữa sẽ bị phá hủy, khiến giá trị dinh dưỡng giảm sút.

Vì vậy, tốt nhất không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa. Nếu dùng, chỉ nên uống trong vòng một giờ sau khi đổ vào bình để đảm bảo an toàn.

Đồ uống có tính axit

Những loại nước có chứa nhiều axit như soda, nước chanh, nước cam,... không nên đựng trong bình giữ nhiệt vì axit trong đồ uống có thể ăn mòn lớp inox bên trong bình, làm hỏng lớp sơn lót và giải phóng các kim loại nặng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Việc tiếp xúc với axit trong thời gian dài còn có thể làm giảm hiệu quả của bình giữ nhiệt, khiến chúng dễ bị gỉ sét. Đặc biệt, nếu lõi bình không được làm từ inox chất lượng tốt sẽ rất dễ bị nhiễm asen, đồng, chì, thủy ngân có hại cho sức khỏe. Thay vì sử dụng bình giữ nhiệt, người dùng nên đựng đồ uống có tính axit trong các bình thủy tinh hoặc gốm.

Thuốc bắc

Thuốc bắc có thành phần phức tạp, chứa cả chất axit và kiềm. Trong khi bình giữ nhiệt thường được làm từ thép không gỉ với các hợp kim như mangan, niken và crom để tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn, các chất kiềm trong thuốc bắc có thể phản ứng với kim loại, làm giảm hiệu quả của thuốc và thậm chí tạo ra các chất có hại.

Hơn nữa, thuốc bắc cũng dễ bị hư hỏng ở nhiệt độ cao, làm giảm tác dụng của các thành phần chữa bệnh. Vì vậy, để bảo quản thuốc bắc tốt nhất nên chọn các bình thủy tinh hoặc gốm sứ.

Ảnh minh họa

Trà

Pha trà trong bình giữ nhiệt là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong những buổi dạo chơi ngoài trời. Tuy nhiên, trong trà có chứa rất nhiều chất tannin và theophylline. Sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng trong trà sẽ bị phá hủy khi để trà ở nhiệt độ cao và nhiệt độ không đổi trong thời gian dài.

Trà để quá lâu trong bình giữ nhiệt còn tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể gây đau bụng, khó tiêu do tăng hàm lượng axit tannic. Bên cạnh đó, việc sử dụng bình giữ nhiệt để pha trà lâu ngày có thể để lại vết bẩn khó tẩy sạch trên bình, làm mất thẩm mỹ và vệ sinh.

Nước muối

Nước muối có thể gây ăn mòn các thành phần bên trong bình giữ nhiệt nếu để lâu. Trong khi bình giữ nhiệt thường được xử lý bằng phương pháp điện phân hoặc phun cát để bảo vệ lớp kim loại bên trong. Khi tiếp xúc với muối trong thời gian dài, nước muối có thể làm giảm khả năng cách nhiệt của bình, đồng thời giải phóng các kim loại nặng từ lớp inox, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dấu hiệu nên thay mới bình giữ nhiệt

Bình giữ nhiệt không có nguồn gốc, xuất xứ

Khi mua và sử dụng lâu dài, cần chọn các sản phẩm bình giữ nhiệt có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cơ quan chức năng kiểm định về độ an toàn... Các loại bình giữ nhiệt chất lượng kém có thể sử dụng các nguyên liệu không sạch, không an toàn cho cơ thể, quy trình sản xuất thủ công gây rò rỉ lớp giữ nhiệt amiăng... Trong khi đó, amiăng là chất có thể gây ra bệnh ung thư phổi.

Gioăng cao su bị hỏng

Khi phần nắp và gioăng cao su bị hỏng... thì nên mua sản phẩm mới bởi lúc này bình giữ nhiệt đã không còn kín hơi, dẫn tới giữ nhiệt kém. Không những vậy, những chiếc bình như thế có thể bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho người dùng.

Ảnh minh họa

Bình bị méo móp

Những chiếc bình đã bị méo móp, biến dạng... thì không nên dùng vì có thể lớp giữ nhiệt bên trong bình không còn nguyên vẹn. Khi đó, chất liệu giữ nhiệt có thể bị rò rỉ gây hại cho người dùng.

Bình giữ nhiệt không còn giữ ấm được lâu

Tương tự như bao vật dụng khác, bình giữ nhiệt cũng cần được thay mới định kỳ. Một chiếc bình giữ nhiệt chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng - 1 năm. Nếu thấy bình không còn giữ ấm được nước, thời gian giữ ấm không lâu... thì có thể bình đã bị hỏng. Lúc này việc mua một chiếc bình giữ nhiệt mới là điều nên làm.

Phương Anh (Theo Aboluowang)
Người khôn ngoan chia sẻ 3 điều và tuyệt đối không tiết lộ 5 thứ khi dùng mạng xã hội

Người khôn ngoan chia sẻ 3 điều và tuyệt đối không tiết lộ 5 thứ khi dùng mạng xã hội

Trong thời đại số hóa, mạng xã hội trở thành nơi để mọi người chia sẻ cuộc sống và suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, không phải mọi điều đều nên được phơi bày công khai.

Đời sống  - 
Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween

Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween

Các mặt hàng trang trí truyền thống với các hình nộm kỳ dị, ngộ nghĩnh, mặt nạ ma quỷ, bí ngô... đã đem đến cho phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) một không gian nhiều màu sắc.

Đời sống  - 
2 việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

2 việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần làm ngay 2 điều này để đảm bảo sức khỏe.

Đời sống  -