Thứ bảy, 19/10/2024 11:34

Phụ nữ mang thai tầm soát ung thư vú được không?

Thuý Ngà -

Trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em lo lắng quá trình tầm soát ung thư vú có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Chuyên gia y tế nói gì về điều này?

Phụ nữ mang thai có nên tầm soát ung thư vú?

Chia sẻ tại chương trình tọa đàm trực tuyến chủ đề: "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành" do Gia đình Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tổ chức, Ths. BS CKII Đỗ Đức Linh - Khoa chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, ung thư vú là một trong số những căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ, khi tế bào bất thường hình thành và phát triển thành khối u ở vú. Trong thời kỳ mang thai, ung thư vú là loại ung thư dễ gặp nhất.

Theo thống kê, cứ khoảng 3.000 phụ nữ mang thai thì có 1 trường hợp được chẩn đoán bị ung thư vú thai kỳ. Thực tế, việc mang thai không gây nên căn bệnh ung thư vú hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Tuy nhiên, nếu cơ thể có sẵn tế bào ung thư hoặc tế bào tiền ung thư thì các thay đổi hormone, nội tiết khi mang thai sẽ khiến cho chúng phát triển thành bệnh lý.

“Bệnh ung thư vú khi mang thai có thể được phát hiện và điều trị ngay trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, đã xảy ra không ít trường hợp được chẩn đoán muộn sau khi sinh, thậm chí là trong một vài năm đầu khi nữ giới sinh con xong, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn”, bác sĩ Linh cho hay.

Theo vị bác sĩ, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú khi mang thai thường gia tăng theo độ tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ trên 35 tuổi mang thai lần đầu. Đáng chú ý, khi xu hướng kết hôn và sinh con ngày càng muộn nữ giới càng phải đối mặt với nguy cơ ung thư vú thai kỳ cao.

Do đó, việc tầm soát ung thư vú trong giai đoạn mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia y tế chia sẻ tại tòa đàm "Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành"

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thị Phượng - bác sĩ sản phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho hay, khi mang thai, kích thước vú của người mẹ thường tăng lên, đôi khi có thể tăng gấp đôi và trở nên nặng nề hơn. Điều này khiến việc phát hiện bất thường do ung thư vú gặp khó khăn hơn.

“Tầm soát sớm để phát hiện và điều trị bệnh ngay trong thai kỳ, không gây hại cho thai nhi và không tiến triển thành ung thư nguy hiểm. Các trường hợp phát hiện bệnh muộn sẽ khiến cơ hội điều trị khỏi thấp đi”, bác sĩ Phượng nói.

Một số phương pháp tầm soát ung thư vú trong giai đoạn mang thai

Theo bác sĩ Đỗ Đức Linh, hiện có 2 phương pháp tầm soát ung thư vú an toàn và hay sử dụng nhất cho phụ nữ mang thai là siêu âm và chụp X-quang vú.

Theo đó, siêu âm vú giúp tầm soát ung thư vú khi mang thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh an toàn, dựa trên sóng âm đặc biệt để truyền tín hiệu phản ánh hình ảnh cấu trúc bên trong của vú. Sóng âm này an toàn cho thai nhi và sức khỏe của các bà mẹ.

Tầm soát ung thư vú khi đang mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh: BVCC)

Phương pháp chụp nhũ ảnh hay còn gọi là chụp X-quang vú là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản, sử dụng một lượng tia X bức xạ nhỏ để quan sát hình ảnh cấu trúc bên trong ngực. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì việc chụp nhũ ảnh khi mang thai khá an toàn.

Với phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm soát để tia X chỉ tập trung vào vú, không tiếp xúc ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể. Vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú thai kỳ.

Một tấm chắn bằng chì sẽ được đặt lên bụng người chụp nhằm ngăn chặn sự khuếch tán phóng xạ, giúp nâng cao khả năng bảo vệ.

Đây là phương pháp khá an toàn nhưng thai phụ cũng chỉ nên thực hiện khi cơ thể có triệu chứng bất thường và có sự chỉ định của bác sĩ.

Thuý Ngà
Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween

Phố Hàng Mã - Hà Nội ngập tràn đồ hóa trang Halloween

Các mặt hàng trang trí truyền thống với các hình nộm kỳ dị, ngộ nghĩnh, mặt nạ ma quỷ, bí ngô... đã đem đến cho phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) một không gian nhiều màu sắc.

Đời sống  - 
2 việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

2 việc cần làm giúp giảm nguy cơ đột quỵ khi gió mùa về

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần làm ngay 2 điều này để đảm bảo sức khỏe.

Đời sống  - 
Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Vì sao người chơi golf dễ bị chấn thương khuỷu tay, phòng tránh thế nào?

Bộ môn golf không nổi tiếng với mức độ gây chấn thương cao nhưng ngay cả trong số các golfer chuyên nghiệp, chấn thương vẫn xuất hiện.

Đời sống  -