Thứ năm, 17/04/2025 18:55

Sữa và thuốc giả lộng hành: Ai bảo vệ người tiêu dùng?

Lệ Giang - Thanh Hùng -

Hàng loạt người nổi tiếng bị réo tên vì quảng cáo sai sự thật, tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả. Khi niềm tin bị lợi dụng, câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng không thể bỏ qua.

Người dân mua sữa là họ mua niềm tin. Khi họ mua thuốc, họ đặt cược vào sự sống. Nhưng điều họ nhận lại đôi khi lại là những “chất độc hợp pháp” – những sản phẩm được ngụy trang bởi tem mác đầy đủ và cả sự buông lỏng trong giám sát của cơ quan chức năng.

Không thể gọi là “vô tình” khi thuốc giả, sữa giả vẫn ngang nhiên tung hoành, thậm chí ở quy mô toàn quốc. Đây không còn là chuyện vi phạm cá nhân, mà là dấu hiệu lỗi của cả hệ thống quản lý.

Vì sao sữa giả, thuốc giả vẫn có "đất sống", ai "tiếp tay" để những “chất độc hợp pháp” đó đến tay người tiêu dùng?

Cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ hàng loạt thực phẩm sữa, thuốc giả trên thị trường. Ảnh đồ họa: Lệ Giang

Nghị định 15/2018/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp tự công bố chất lượng nhiều sản phẩm, trong đó có sữa bột, sữa tiệt trùng (trừ sữa cho trẻ dưới 36 tháng tuổi). Ý tưởng này được đưa ra nhằm giảm tải thủ tục hành chính – một bước đi mang tính cải cách. Nhưng khi cơ quan chức năng chỉ làm nhiệm vụ “hậu kiểm”, còn doanh nghiệp “tự do” với quyền công bố thì sai phạm ai sẽ chịu?

Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đã chỉ ra một thực tế đáng lo ngại: “Nếu công tác hậu kiểm không được thực hiện nghiêm sẽ tạo ra cơ hội để hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.” Thực tế này không chỉ nằm ở nhận định, khi sữa giả được phát hiện bày bán công khai, đặc biệt là ở các điểm bán lẻ không được kiểm soát chặt. Việc để một sản phẩm phục vụ dinh dưỡng, nhất là với trẻ em bị làm giả không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn là lời cảnh báo nghiêm trọng với toàn bộ hệ thống giám sát thị trường.

Cảnh báo thẳng thắn từ chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú về lỗ hổng trong kiểm soát thị trường. Ảnh đồ họa: Lệ Giang

Không chỉ dừng ở sữa, vụ triệt phá đường dây sản xuất thuốc tân dược giả tại Thanh Hóa với quy mô hàng trăm tỷ đồng tiếp tục khiến dư luận choáng váng. Đây không còn là lừa đảo thương mại, mà là hành vi đánh cược với mạng sống cộng đồng. Những viên thuốc – vốn phải qua nhiều tầng kiểm định, cấp phép nghiêm ngặt lại dễ dàng vượt qua "rào chắn".

Qua 2 sự việc chấn động vừa rồi có thể thấy, sức khoẻ và niềm tin người dân đang bị đưa ra "đánh cược". Liệu ai sẽ là người chị trách nhiệm về điều này hay người tiêu dùng sẽ là đối tượng gánh chịu những thiệt đơn, thiệt kép trước sự trục lợi của những kẻ vì tiền mà bất chấp tất cả?

Sữa và thuốc giả lộng hành: Ai bảo vệ người tiêu dùng?

Sữa và thuốc giả lộng hành: Ai bảo vệ người tiêu dùng?

Hàng loạt người nổi tiếng bị réo tên vì quảng cáo sai sự thật, tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả. Khi niềm tin bị lợi dụng, câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng không thể bỏ qua.

Tiêu dùng +  - 
Chả tôm Thanh Hóa – Hương vị dân dã thơm lừng khó cưỡng

Chả tôm Thanh Hóa – Hương vị dân dã thơm lừng khó cưỡng

Chả tôm Thanh Hóa không chỉ là một món ăn mà còn là cả một câu chuyện về sự khéo léo và tinh tế trong ẩm thực miền Trung. Với lớp vỏ vàng ruộm giòn tan, bên trong là nhân tôm ngọt mềm hòa quyện cùng thịt béo thơm, món chả này dễ dàng chinh phục mọi thực khách, từ những người yêu thích hương vị truyền thống đến những ai muốn khám phá ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực - du lịch  - 
4 cách phát hiện sữa giả bằng mắt thường ngay tại nhà

4 cách phát hiện sữa giả bằng mắt thường ngay tại nhà

Sữa giả không chỉ không mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe gia đình và lựa chọn được sản phẩm sữa chính hãng?

Tiêu dùng +  -