Học gì để trở thành tỷ phú là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những học sinh trước ngưỡng cửa Đại học. Học vấn của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2024 có gì đặc biệt?
Bernard Arnault
Bernard Arnault, người Pháp, đang giữ vị trí số 1 trong danh sách tỷ phú 2024 của Forbes. Giá trị tài sản ròng của ông lên tới 233 tỷ USD.
Bernard Jean Étienne Arnault là ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư và nhà sưu tầm nghệ thuật. Ông hiện là CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH. Hãng này hiện sở hữu 75 thương hiệu thời trang và mỹ phẩm, như Sephora, Tiffany & Co, Givenchy, Christian Dior, Dom Perignon and Moët Hennessy.
Ông từng theo học ngành kỹ thuật tại trường École polytechnique (Trường Bách khoa Paris, hay còn được nhắc đến với tên X), là một trong những trường nổi tiếng nhất Pháp. Người dân Pháp coi đây là trường đào tạo kĩ sư nổi tiếng nhất tại đây.
Elon Musk
Elon Musk là nhà sáng lập, CEO của loạt công ty lớn như SpaceX, Tesla,... Khối tài sản ròng của ông ước tính khoảng 195 tỷ USD.
Elon Musk cũng là một trong những tỷ phú có thành tích học tập vô cùng đồ sộ. Ông từng theo học tại Đại học Queen, Canada, trong 2 năm. Năm 1992, Musk rời Canada, ghi danh vào Đại Học Pennsylvania, Mỹ. Ông theo học đồng thời ngành Kinh doanh và Vật lý, sau đó nhận hai tấm bằng cử nhân tại ngôi trường danh giá này.
Sau đó, ông chuyển đến California vào năm 1995 để theo học tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford. Tuy nhiên, ông quyết định bỏ học chỉ sau hai ngày để làm kinh doanh và theo đuổi cuộc cách mạng công nghệ mới.
Mặc dù là người có cơ hội học tập tại nhiều trường đại học danh tiếng nhưng Elon Musk từng thẳng thắn chia sẻ trước truyền thông rằng: “Tôi nghĩ đại học cơ bản chỉ để cho vui... nhưng không phải để học”.
Theo vị tỷ phú này, giá trị lớn nhất của thời sinh viên là có thời gian giao lưu, mở rộng mối quan hệ với những người cùng độ tuổi trước khi gia nhập thị trường lao động và lập nghiệp. Chính những mối quan hệ này mới là tài sản đáng quý nhất hỗ trợ những người muốn khởi nghiệp sau này.
Jeff Bezos
Trước khi trở thành CEO của Amazon, Bezos tốt nghiệp Đại học Princeton năm 1986 với bằng cử nhân Kỹ thuật điện và khoa học máy tính, sau khi đổi từ chuyên ngành Vật lý. Princeton là viện đại học xếp thứ tư trong các trường và viện đại học cổ xưa nhất ở Hoa Kỳ và một trong tám trường và viện đại học của Ivy League.
Nếu Amazon không thành công, có thể Bezos sẽ làm đúng ngành mình đã học: "Tôi sẽ trở thành một lập trình viên phần mềm cực kỳ hạnh phúc ở đâu đó". Khi đó Bezos có thể kém giàu hơn bây giờ rất nhiều khi mức lương trung bình cho một lập trình viên là khoảng 92.000 USD/năm, theo Glassdoor.
Mark Zuckerberg
Mark Elliot Zuckerberg là nhà đồng sáng lập của Meta, và hiện đang điều hành công ty này với chức danh chủ tịch kiêm giám đốc điều hành.
Zuckerberg từng có 2 năm theo học Khoa học máy tính và Tâm lý học tại Đại học Harvard trước khi bỏ học để theo đuổi Facebook. Vào năm 2017, Zuckerberg nhận được bằng danh dự từ Harvard.
Larry Ellison
Đứng thứ 5 trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2024, Larry Ellison là nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tập đoàn Oracle, chuyên về phần mềm quản trị.
Ellison từng theo học tại 2 trường đại học là Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và Đại học Chicago. Tuy nhiên, ông đều bỏ dở việc học giữa chừng.
Warren Buffett
Để nói về một trùm doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện người Mỹ đình đám top đầu, người ta sẽ nghĩ ngay đến Warren Buffett. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway.
Warren Buffett ban đầu đăng ký học tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania năm 16 tuổi và theo học ngành Kinh doanh, nhưng ông đã chuyển đến Đại học Nebraska để hoàn thành chương trình đại học trong 3 năm.
Tiếp đó, tỷ phú này bị Trường Kinh doanh Harvard từ chối. Ông đăng ký học trường Kinh doanh Columbia thuộc Đại học Columbia và nhận bằng Thạc sĩ kinh tế của Đại học Columbia.
Bill Gates
Chủ tịch tập đoàn Microsoft từng học Luật ở Đại học Harvard 2 năm trước khi bỏ học vào năm 1975 để sáng lập Microsoft với bạn cùng lớp Paul Allen. Khi ở Havard, ông cũng học cả ngành Toán học và các khóa học khoa học máy tính cấp độ sau đại học.
30 năm sau khi bỏ học, Harvard đã trao cho Gates tấm bằng cử nhân và tiến sĩ danh dự ngành Luật. Tuy nhiên, nếu được đi học lại, Gates cho biết ông sẽ chọn một chuyên ngành khác.
"Tôi sẽ học về phần mềm, cũng giống như học về trí tuệ nhân tạo hiện nay", tỷ phú chia sẻ trong một buổi giao lưu với sinh viên Havard năm 2018.
Nhà sáng lập Microsoft cũng gợi ý các bạn trẻ nên theo học ngành Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế trong một cuộc phỏng vấn với LinkedIn năm 2016.
Steve Ballmer
Steven Ballmer là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Microsoft giai đoạn 2000-2004. Ballmer là người đầu tiên trở thành tỷ phú (đô la) theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của một tập đoàn mà ông ta không phải là người sáng lập hay là họ hàng của người sáng lập.
Ông từng tốt nghiệp Đại học Harvard với tấm bằng về toán học và kinh tế. Sau đó, ông ghi tên mình với tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Kinh doanh Stanford.
Mukesh Ambani
Mukesh Ambani là chủ tịch và giám đốc quản lý của Reliance Industries - công ty tư nhân lớn nhất của Ấn Độ, được xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Fortune 500, đồng thời là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới.
Mukesh Ambani từng theo học ngành Cử nhân Hóa kỹ thuật tại trường Đại học Mumbai (Ấn Độ), sau đó ông học Thạc sĩ tại trường Đại học Stanford.
Larry Page
Larry Page là nhà đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Google cùng với Sergey Brin. Page hiện là giám đốc điều hành (CEO) của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google.
Larry Page có bằng cử nhân khoa học Ngành Kỹ sư máy tính loại danh dự tại Đại học Michigan và bằng Thạc sĩ tại Đại học Stanford.
Trong thời đại số hóa, mạng xã hội trở thành nơi để mọi người chia sẻ cuộc sống và suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, không phải mọi điều đều nên được phơi bày công khai.
Các mặt hàng trang trí truyền thống với các hình nộm kỳ dị, ngộ nghĩnh, mặt nạ ma quỷ, bí ngô... đã đem đến cho phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) một không gian nhiều màu sắc.
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, bác sĩ khuyến cáo cần làm ngay 2 điều này để đảm bảo sức khỏe.