Xôn xao phát hiện hạch lợn trong nhân bánh giò: Bác sĩ nói gì?
Thuý Ngà
-
Trước vụ việc một người dùng mạng xã hội đăng bài cảnh báo phát hiện hạch lợn trong nhân bánh giò đang thu hút sự chú ý của cộng đồng, bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo.
Xôn xao phát hiện nhân bánh giò làm bằng hạch lợn
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh về nhân bánh giò chứa "thịt vụn lạ" - được cho là hạch lợn đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Cụ thể, tài khoản tên A.N. chia sẻ bài viết có nội dung: "Từ nay cạch món bánh giò hay bất kỳ món gì có thịt băm lẫn nha, vì lợi nhuận họ bất chấp, trộn lẫn cả phần hạch của con lợn vào, mà trộn rất nhiều chứ không phải ít, mình mới nhặt được một chút thôi...".
Bài viết này ngay sau đó đã thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Không ít người bày tỏ sự lo ngại khi ăn hạch lợn có thể dễ nhiễm bệnh.
Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hạch lợn (hạch bạch huyết) là một phần của hệ thống miễn dịch, giúp động vật chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, hạch lợn cũng là nơi tập trung nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Theo bác sĩ Thiệu, hạch lợn thường có mùi hôi khó chịu và chứa mầm bệnh như các loại vi khuẩn và virus, có thể truyền bệnh trực tiếp cho cơ thể. Ngoài vi khuẩn, hạch lợn còn chứa nhiều loại ký sinh trùng, bao gồm các loại giun, sán. Đáng chú ý, mầm bệnh trong hạch lợn khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
"Việc tiêu thụ hạch lợn chưa qua xử lý kỹ hoặc trộn lẫn vào các món thịt xay nhuyễn như bánh giò, xúc xích, chả có thể gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. Các loại ký sinh này khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây tổn thương các cơ quan quan trọng như hệ tiêu hóa gan, phổi, và thậm chí là não. Trẻ nhỏ và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất do hệ miễn dịch yếu hơn", bác sĩ Thiệu chia sẻ.
Ăn hạch lợn đối diện với những nguy cơ gì?
Bác sĩ Thiệu cũng cho hay, trong quá trình chăn nuôi, động vật thường được tiêm phòng các loại kháng sinh và thuốc. Những chất này có thể tích tụ trong hệ thống hạch bạch huyết, gây nguy cơ cao khi người tiêu dùng tiếp xúc.
Tiêu thụ hạch lợn chứa hóa chất tồn dư có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của con người, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Do đó, việc tiêu thụ hạch lợn không chỉ gây nguy cơ tức thời mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài.
"Ngoài ra, một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các protein đặc biệt trong hạch lợn. Phản ứng dị ứng có thể bao gồm ngứa ngáy, phát ban, sưng phù, và thậm chí là sốc phản vệ trong các trường hợp nghiêm trọng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những người có tiền sử dị ứng hoặc bệnh lý về hệ miễn dịch", bác sĩ Thiệu nhấn mạnh.
Bác sĩ Thiệu khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, người tiêu dùng nên ưu tiên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chế biến ở những cơ sở uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Người dân không nên sử dụng thực phẩm nếu không chắc chắn về nguồn gốc và quá trình xử lý. Việc chế biến kỹ lưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể có trong thực phẩm. Việc bảo vệ sức khỏe không chỉ là trách nhiệm của nhà sản xuất mà còn của chính người tiêu dùng. Hãy ưu tiên các thực phẩm đảm bảo vệ sinh và hạn chế tối đa các món ăn từ nguồn gốc không kiểm soát", bác sĩ Thiệu khuyến cáo.
Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.
Là bác sĩ thẩm mỹ kiêm giảng viên Đại học Y Hà Nội, Ths.BS Nguyễn Minh Nghĩa cho biết, anh là người thích sửa những ca hỏng, lỗi để nâng cao tay nghề và làm đẹp cho đời.
Lớp học tình thương của cô giáo Lê Thị Hòa tại chùa Hương Lan, thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) nhiều năm nay đã trở thành mái ấm của nhiều em nhỏ khuyết tật, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ...