90% gia đình mất oan tiền điện bởi 6 thiết bị quen thuộc
Hiện nay trong mỗi gia đình có rất nhiều thiết bị điện âm thầm hoạt động mỗi ngày khiến hóa đơn tiền điện tăng vù vù mà nhiều nhà chẳng hề hay biết.
Hiện nay trong mỗi gia đình có rất nhiều thiết bị điện âm thầm hoạt động mỗi ngày khiến hóa đơn tiền điện tăng vù vù mà nhiều nhà chẳng hề hay biết.
Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, dành thời gian rút phích cắm của các thiết bị gia dụng có thể giúp các gia đình tiết kiệm từ từ 100 – 200 đô la/ năm tương đương với 2,5 - 5 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường bỏ qua hành động này khiến nhiều đồ dùng và thiết bị điện vẫn tiếp tục sử dụng điện ngay cả khi không sử dụng.
Hiện nay, nhiều gia đình vì không có thời gian nên thường cắm cơm sớm. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hao tốn điện năng hơn cả điều hòa. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao. Dễ gây lãng phí điện năng.
Nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít có công suất tương đương 350 - 400W nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0,75 kWh. Nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.
Sạc điện thoại xong để nguyên trong ổ cắm là thói quen của đại đa số người dùng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng vì việc cắm mà không sạc, cũng không rút ra vẫn là thiết bị đang hoạt động và có sự kết nối giữa ổ và dây cắm điện.
Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bếp điện là thiết bị gia đình ngốn điện nhiều nhất. Trong thời gian sử dụng 3 giờ đồng hồ mỗi ngày, bếp điện có thể làm tiêu tốn hết 85 – 95 kWh/tháng đối với bếp đơn và 170 – 190 kWh/ tháng đối với bếp đôi. Để giảm số lượng điện tiêu thụ cho bếp điện, người dùng không cần phải làm nóng trước.
Đây là thiết bị gia đình thứ 2 sau bếp điện làm tiêu hao điện năng lớn. Trung bình, một bình nóng lạnh 20 lít hoạt động 1 giờ mỗi ngày sẽ khiến số điện tăng thêm 70 – 80kwh/tháng. Để tiết kiệm điện năng, người dùng có thể tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng và chỉ bật lên trước 15 phút khi muốn sử dụng.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng có thể thay thế sản phẩm bằng bình nước nóng năng lượng mặt trời. Ngoài ra, cần vệ sinh, bảo trì thiết bị thường xuyên, định kỳ để đảm bảo thiết bị gia đình này hoạt động tốt nhất, tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Tivi là thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình nhưng hầu hết mọi người đều giữ thói quen để ở chế độ chờ, chỉ tắt bằng điều khiển mà không rút nguồn. Điều này khiến thiết bị vẫn âm thầm tiêu thụ điện mỗi ngày. Với các tivi lớn, độ phân giải cao, hoặc OLED có thể tiêu thụ tới 100–300W/giờ khi hoạt động.
Máy tính để bàn và laptop vẫn sẽ hoạt động ngầm ngay cả khi đã tắt bằng lệnh turn off. Trung bình, các thiết bị này sử dụng khoảng 96W mỗi ngày.
Tức là trong mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của gia đình bị đội lên khoảng 3 số điện vô ích cho mỗi chiếc máy tính ở trong nhà. Con số này sẽ cao lên gấp 15 lần nếu như người dùng có thói quen để máy ở chế độ “Sleep”.
Đứng cuối cùng trong danh sách thiết bị gia đình gây tốn điện là các thiết bị mạng. Theo thống kê của EVN, thiết bị mạng (wifi, router, DSL…) dùng 24/24, tốn 8 – 12 kWh. Do đó, khi không sử dụng nên tắt các thiết bị này để tiết kiệm điện năng cho gia đình.
Hiện nay trong mỗi gia đình có rất nhiều thiết bị điện âm thầm hoạt động mỗi ngày khiến hóa đơn tiền điện tăng vù vù mà nhiều nhà chẳng hề hay biết.
Hàng loạt người nổi tiếng bị réo tên vì quảng cáo sai sự thật, tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả. Khi niềm tin bị lợi dụng, câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng không thể bỏ qua.
Chả tôm Thanh Hóa không chỉ là một món ăn mà còn là cả một câu chuyện về sự khéo léo và tinh tế trong ẩm thực miền Trung. Với lớp vỏ vàng ruộm giòn tan, bên trong là nhân tôm ngọt mềm hòa quyện cùng thịt béo thơm, món chả này dễ dàng chinh phục mọi thực khách, từ những người yêu thích hương vị truyền thống đến những ai muốn khám phá ẩm thực Việt Nam.
1
2
3
4
5
6
7