Ăn hoa quả, rau xanh có làm loãng nồng độ cồn trong máu?
Nhiều người truyền tai nhau sau khi uống rượu bia, ăn hoa quả, rau xanh hoặc nước ép sẽ làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Thực hư thế nào?
Nhiều người truyền tai nhau sau khi uống rượu bia, ăn hoa quả, rau xanh hoặc nước ép sẽ làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Thực hư thế nào?
Cuối năm là thời gian cao điểm của các hoạt động tổng kết, hội họp, liên hoan… kéo theo đó việc sử dụng rượu bia tăng cao. Nhiều người tăng tần suất đi nhậu, cũng như nhà hàng quán xá tăng khách, tăng lượng tiêu thụ.
Tuy nhiên, sau những cuộc vui ấy, không ít người phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, thậm chí kiệt sức.
Để đối phó với tình trạng này, không ít dân nhậu truyền tai nhau dùng hoa quả, ăn rau xanh hoặc uống nước ép để làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay chỉ là một mẹo dân gian không có căn cứ khoa học?
Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Đột quỵ Quốc tế Phương Đông, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, việc ăn rau xanh, trái cây hoặc uống nước ép sau khi uống rượu bia không có tác dụng "giải rượu" hay làm giảm nồng độ cồn trong máu ngay lập tức.
Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể hỗ trợ cơ thể phục hồi và giảm cảm giác mệt mỏi nhờ bổ sung nước, vitamin và chất điện giải. Rượu bia có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dẫn đến tình trạng khô miệng, đau đầu và uể oải.
"Việc bổ sung các loại nước ép, rau xanh hoặc trái cây giàu nước giúp cơ thể bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời kích thích thận đào thải cồn qua nước tiểu.
Một số loại trái cây họ cam, quýt như cam, bưởi, chanh rất giàu vitamin C, giúp tăng cường chức năng gan và giảm căng thẳng oxy hóa do acetaldehyde gây ra.
Ngoài ra, nước ép từ rau má, rau diếp cá cũng mang lại hiệu quả làm mát gan và bổ sung các khoáng chất thiết yếu, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn", BS Mạnh thông tin.
Bên cạnh đó, thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, cơm hoặc khoai lang có thể hấp thụ một phần cồn trong dạ dày, làm chậm tốc độ hấp thụ vào máu, từ đó giảm tác động của rượu bia lên cơ thể. Tuy nhiên, theo bác sĩ Mạnh những biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và không thể loại bỏ hoàn toàn cồn ra khỏi cơ thể.
Dù rau xanh, trái cây hay nước ép mang lại lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này một cách tùy tiện.
"Với những người bị viêm loét dạ dày, việc kết hợp rượu bia với các loại trái cây giàu axit như cam, chanh, quýt có thể làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày, gây đau rát hoặc khó chịu. Trong trường hợp này, nước dừa hoặc các loại nước ép nhẹ nhàng hơn như nước ép cà chua là lựa chọn an toàn.
Ngoài ra, không nên uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn sau khi uống rượu. Việc bổ sung nước quá nhanh có thể dẫn đến rối loạn điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Nên uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, và lắng nghe cơ thể để tránh gây áp lực cho thận", BS Mạnh phân tích.
Theo BS Mạnh, dù có nhiều mẹo dân gian được lan truyền như uống nước chanh, nước gừng hay nước mật ong, thực tế không có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn cồn khỏi cơ thể trong thời gian ngắn.
Quá trình chuyển hóa và đào thải cồn phụ thuộc vào chức năng gan và tốc độ tự nhiên của cơ thể. Do đó, các biện pháp ăn uống chỉ mang tính hỗ trợ, giúp giảm triệu chứng khó chịu sau khi uống rượu bia.
"Điều quan trọng nhất là kiểm soát lượng rượu bia tiêu thụ, uống có chừng mực và hiểu rõ giới hạn của bản thân. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, và những cuộc vui tạm thời không đáng để bạn đánh đổi sự an toàn của mình. Hãy uống có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe lâu dài", BS Mạnh nhấn mạnh.
Nhiều người truyền tai nhau sau khi uống rượu bia, ăn hoa quả, rau xanh hoặc nước ép sẽ làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Thực hư thế nào?
Hạn sử dụng của thuốc thường ít được người bệnh để ý bởi tâm lý “cứ có thuốc uống là tốt”, dẫn đến dễ gặp phải tình trạng sử dụng thuốc quá hạn.
Mạng xã hội đang lan truyền thông tin người bị đột quỵ phải cố gắng ho thật mạnh và dùng máy sấy tóc làm ấm gáy để đánh tan cục máu đông. Trước thông tin này, chuyên gia lên tiếng cảnh báo.
1
2
3
4
5
6
7