Thứ hai, 23/06/2025 19:37

Chậm lại để kết nối: Khi mạng xã hội không chỉ là sân chơi mà còn là nơi "chữa lành"

Ngọc Thụy -

Trong bối cảnh mạng xã hội tràn ngập thông tin tiêu cực, giật gân và thị phi, nhiều người trẻ đang chủ động tìm kiếm không gian "chậm" để lắng lại, kết nối cảm xúc và chữa lành tinh thần. Sự xuất hiện của những người ảnh hưởng mang thông điệp tích cực như TikToker Bùi Thị Thu, cho thấy một làn sóng mới đang âm thầm hình thành: sống chậm, tương tác tử tế và tạo nên môi trường số nhân văn hơn.

Mệt mỏi vì những “ồn ào online”, người trẻ tìm đến những “khoảng lặng tử tế”

Những năm gần đây, mạng xã hội tại Việt Nam chứng kiến hàng loạt vụ việc gây tranh cãi, từ phát ngôn sốc, video phản cảm đến lối sống phô trương của một bộ phận KOLs. Drama nối tiếp nhau khiến người dùng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy mệt mỏi và đặt dấu hỏi về trách nhiệm của người có ảnh hưởng trên nền tảng số.

Theo nghiên cứu đăng trên Frontiers in Psychology (2021), tình trạng “kiệt sức cảm xúc” khi dùng mạng xã hội – do so sánh tiêu cực, quá tải thông tin và áp lực tương tác – đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong cộng đồng Gen Z.

Người trẻ đang tiếp nhận không ít thông tin “rác” trên mạng xã hội

Thay vì rời bỏ hoàn toàn, nhiều người trẻ đang chọn cách dùng mạng một cách chậm rãi và có chủ đích hơn. Họ tìm đến những nội dung nhẹ nhàng, chữa lành – nơi không có giật gân, mà chỉ có sự kết nối thực sự. Trong xu hướng đó, các buổi livestream kể chuyện, trò chuyện đời thường hoặc hát nhạc xưa đang trở thành khoảng lặng cần thiết giữa dòng thông tin xô bồ.

Điển hình cho xu hướng ấy là TikToker Bùi Thị Thu, một cô gái 9x đến từ Yên Bái. Không theo đuổi chiêu trò hay các trend nóng, Thu chọn cách lên sóng mỗi tối bằng giọng hát mộc mạc, vài câu trò chuyện thủ thỉ và không gian đơn sơ với chiếc điện thoại cố định. Thế nhưng, chính sự gần gũi ấy lại khiến người xem cảm thấy được đồng cảm, được “nghỉ ngơi cảm xúc”.

Bắt đầu livestream từ năm 2021 như một cách tự chữa lành chính mình sau thời gian khó khăn, Bùi Thị Thu giờ đã trở thành một người bạn quen thuộc của hàng trăm nghìn người theo dõi. Nội dung của cô gói gọn trong vài điều giản dị: một ca khúc nhạc xưa, một bài thơ cũ, đôi dòng sẻ chia, nhưng đủ khiến người ta thư giãn sau một ngày mỏi mệt.

Bùi Thị Thu gây ấn tượng với người xem bởi sự kết nối và thấu hiểu

Với năng khiếu âm nhạc, Bùi Thị Thu còn đăng ký học thêm khóa thanh nhạc để nâng cao kỹ năng và phục vụ nhu cầu của mọi người. Sau khi clip cô đăng tải về một đoạn quan họ được chia sẻ, Thu được mọi người biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, cô gái trẻ thường dùng những ca khúc do mình sáng tác như cách chữa lành cho trái tim những người bị tổn thương.

“Mình từng sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, phải từ bỏ cánh cửa đại học để đi phụ việc nhà, rửa chén bát… nên mình hiểu cái niềm vui của người trẻ đơn giản lắm. Đôi lúc không phải vật chất xa hoa mà chúng ta chỉ cần tìm được một người bạn hiểu mình”, Thu nói thêm.

Thu từng trải qua thời gian tuổi thơ khó khăn, điều đó giúp cô thấu hiểu hơn tâm hồn người trẻ.

Điều đặc biệt là Thu không chỉ "truyền năng lượng tích cực", cụm từ vốn dễ bị sáo rỗng mà thực sự kết nối và hiện diện bên người xem. Cô nhớ tên người hay bình luận, hồi âm từng câu hỏi, lắng nghe từng lời chia sẻ. Ở Thu không có sự xa cách giữa người nổi tiếng và khán giả, chỉ có người với người, gặp nhau bằng lòng tử tế.

Với Bùi Thị Thu, mạng xã hội không phải nơi để phô diễn mà là nơi để xoa dịu và nhắc nhau sống chậm lại. “Chỉ cần ai đó thấy nhẹ lòng hơn sau một buổi livestream của mình là đã đủ”, Thu nói.

Không cần điều gì cầu kỳ, những buổi livestream nhẹ nhàng như của Bùi Thị Thu vẫn âm thầm lan tỏa giá trị, bằng chính sự tử tế và tĩnh lặng. Trong một thế giới số vốn xoay quá nhanh, lựa chọn “chậm lại” không chỉ là cách để bảo vệ bản thân khỏi sự mệt mỏi tinh thần, mà còn là hành động có chủ đích để giữ lại những gì đẹp đẽ nhất của kết nối con người.

Và có lẽ, khi mạng xã hội trở lại đúng nghĩa là một "social platform" nơi con người trò chuyện, sẻ chia và đồng cảm thì chính những người đi chậm sẽ là người bước xa nhất.

Phụ huynh nghỉ việc, đội nắng đi thi cùng sĩ tử

Phụ huynh nghỉ việc, đội nắng đi thi cùng sĩ tử

Ngày thi đầu tiên của kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025, không chỉ có các thí sinh hồi hộp lo lắng mà bên ngoài các điểm thi các bậc phụ huynh cũng không khỏi bồi hồi giữa trời nắng nóng của mùa hè.

Đời sống  - 
Đồng hành cùng con mùa thi: Cha mẹ nên làm gì để con không gồng gánh thêm lo âu?

Đồng hành cùng con mùa thi: Cha mẹ nên làm gì để con không gồng gánh thêm lo âu?

Mùa thi không chỉ là hành trình của con mà là hành trình của cả gia đình. Nhưng nếu cha mẹ không tinh tế, sự quan tâm dễ trở thành áp lực ngột ngạt. Vậy làm thế nào để cha mẹ trở thành điểm tựa tinh thần thay vì gánh nặng vô hình?

Đời sống  - 
Chiến lược chuyển đổi số báo chí: AI là nền tảng, nhà báo là trung tâm

Chiến lược chuyển đổi số báo chí: AI là nền tảng, nhà báo là trung tâm

Trong kỷ nguyên AI, chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn, mà trở thành điều kiện sống còn của các tòa soạn báo chí. Đó là thông điệp mạnh mẽ được đưa ra tại Phiên thảo luận chuyên đề "Trí tuệ nhân tạo và chiến lược chuyển đổi số của các tòa soạn báo chí Việt Nam", nằm trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025.

Đời sống  -