Cậu cả nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Từng bốc gạch kiếm tiền, là cổ đông Vingroup
Hiện tại Phạm Nhật Quân Anh đã không phụ lại những kỳ vọng của bố, anh đã và đang phát triển, đóng góp rất nhiều cho công việc kinh doanh của nhà Vingroup.
IVF (thụ tinh ống nghiệm) là phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến, mang đến niềm hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, nhắc đến chi phí cho một chu kỳ IVF liệu người lại tỏ ra băn khoăn.
Vô sinh hiếm muộn đang trở thành căn bệnh của thời đại. Đáng báo động khi tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam hiện nay lên đến 7,7%, trong đó một nửa gia đình mong con từ các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi. Tình trạng này không chỉ cản trở giấc mơ làm cha mẹ của nhiều cặp vợ chồng mà xã hội sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt dân số khi tỷ lệ sinh đẻ giảm.
Vô sinh hiếm muộn có thể diễn ra âm thầm, các cặp vợ chồng chỉ phát hiện ra khi đã mong con lâu năm, thả tự nhiên mà không thể có thai. Chính vì phát hiện muộn nên có những ca điều trị rất phức tạp.
Tỷ lệ vô sinh nam giới là 40%, nữ giới là 40% trong đó 10% không rõ nguyên nhân và 10% là do cả 2. Có những trường hợp bác sĩ có thể hỗ trợ mang thai tự nhiên hoặc thực hiện phương pháp can thiệp hỗ trợ sinh sản IUI (phương pháp lọc rửa tinh trùng để bơm vào buồng trứng) chi phí sẽ không cao.
Tuy nhiên, đối với các cặp với chồng hiếm muộn phải thực hiện phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm), ngoài những vấn đề về kỹ thuật điều trị cũng như tỷ lệ thành công thì chi phí cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các cặp vợ chồng.
Chia sẻ tại hội thảo y khoa “Giải pháp hỗ trợ chuyên môn và tài chính cho các cặp vợ chồng từng IVF thất bại” do Bệnh viện Đa khoa Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức, ông Vũ Quang Tám - Giám đốc Khối Kinh doanh Bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, chi phí thực hiện IVF dao động trung bình từ 100 - 120 triệu đồng.
"IVF là một hành trình dài và tốn kém. Thời gian tìm con càng lâu, chi phí càng nhiều. Trong đó, chi phí lớn nhất khi thực hiện một ca IVF thông thường là chi phí thuốc, chiếm tới 35%.
Đối với các trường hợp cần xét nghiệm phôi ở những cặp đôi mà người vợ từ 35 tuổi trở lên hoặc phát hiện có các bệnh bất thường thì chi phí xét nghiệm phôi sẽ khiến chi phí thực hiện IVF tăng lên", ông Vũ Quang Tám nhấn mạnh.
Về cơ bản, chi phí thực hiện một ca IVF tại nước ta được xếp ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. Tại các nước như Philippines, Singapore, Thái Lan, chi phí IVF khoảng 250 triệu đồng. Mỹ đang là nước có chi phí IVF cao nhất thế giới lên tới 25.000 USD (gần 600 triệu đồng).
Mặc dù có chi phí thấp nhưng tỷ lệ IVF thành công ở nước ta ở mức cao. Mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 50.000 trường hợp IVF mới, cao nhất trong khu vực với tỉ lệ thành công cao lên tới 40 - 50%. Tỷ lệ thành công trung bình trên thế giới hiện nay đang là 40 - 43%.
Thế nhưng, trên thực tế, quá trình thực hiện IVF không phải câu chuyện "một sớm, một chiều", rất nhiều trường hợp đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm rất nhiều lần, chuyển phôi tươi, chuyển phôi đông nhiều lần nhưng đều thất bại. Điều này khiến chi phí thực hiện IVF trở thành "gánh nặng" của không ít cặp đôi trên hành trình tìm con.
Chia sẻ thêm về nguyên nhân nhiều cặp đôi gặp tình trạng IVF thất bại, ThS.BS Nguyễn Duy Phương - Giám đốc Trung tâm IVF Hà Nội nhận định: "Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng IVF thất bại gồm nguyên nhân từ người vợ, nguyên nhân từ người chồng, nguyên nhân do phôi thai và chưa tối ưu trong điều trị".
Cụ thể, nguyên nhân từ người vợ dẫn đến IVF thất bại có thể kể đến vấn đề suy giảm dự trữ buồng trứng cả về số lượng và chất lượng, bất thường về nội tiết, bất thường di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, về gen), mắc bệnh về nội/ngoại khoa, bất thường về cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân từ người chồng có tinh trùng dị dạng nặng, tinh trùng tỉ lệ sống ít, không di động, bất thường di truyền.
Nguyên nhân từ phôi thai xuất phát từ chất lượng phôi kém. Đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất đối với thụ tinh ống nghiệm thất bại.
Nguyên nhân chưa tối ưu trong điều trị như trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, nhiều cặp vợ chồng chưa tối ưu hóa phác đồ kích thích buồng trứng. Phòng Lap chưa đảm bảo kỹ thuật, trang thiết bị. Điều này làm giảm chất lượng và số lượng phôi được tạo ra khiến giảm tỉ lệ có thai.
Vì vậy, trước khi quyết định thực hiện IVF, đòi hỏi các cặp vợ chồng hiếm muộn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cả tài chính và tinh thần, đồng thời cần trang bị đầy đủ kiến thức, lựa chọn cơ sở uy tín và trao đổi cởi mở với bác sĩ để có được kết quả tốt nhất.
Hiện tại Phạm Nhật Quân Anh đã không phụ lại những kỳ vọng của bố, anh đã và đang phát triển, đóng góp rất nhiều cho công việc kinh doanh của nhà Vingroup.
Khi đang chơi pickleball, một người đàn ông tại Hà Nội đã ôm ngực ngã quỵ xuống đất, sau đó được đưa đi cấp cứu.
Sau khi khám và xét nghiệm, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn nhưng đến viện muộn, mô tinh hoàn không có cơ hội hồi phục phải mổ cắt bỏ.
1
2
3
4
5
6
7