Thứ ba, 10/09/2024 08:17

Ô tô điện đi vào khu vực ngập nước được không?

Phương Anh -

Ô tô điện ngày càng được nhiều người lựa chọn. Với sự tối ưu của loại xe này nhiều người đặt câu hỏi, liệu xe điện đi vào khu vực nước ngập sâu được không?

Những ngày mưa lớn, nhiều nơi xuất hiện tình trạng ngập úng khiến các phương tiện giao thông khó khăn trong việc di chuyển. Nếu như xe sử dụng động cơ đốt trong đi vào các vùng ngập quá sâu, nguy cơ bị thủy kích là rất cao thì với xe điện, người dùng không lo ngại vấn đề bị thủy kích nhưng vẫn có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi vận hành trong điều kiện trời mưa lớn gây ngập đường.

Khả năng lội nước và vận hành trong thời tiết xấu

Vào 2019, một bài khảo sát do Hyundai thực hiện với 2.000 tài xế tại Anh cho thấy có đến 18% nghĩ xe điện không an toàn khi lái dưới thời tiết mưa bão, sấm chớp, đây là thời điểm xe điện chưa được phổ biến so với hiện nay.

Ảnh minh họa

Trên thực tế, các xe điện được sản xuất phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, vượt qua các bài thử nghiệm trên thế giới để có thể giao đến tay khách hàng.

Chuyên trang Drive/Finicial Express phân tích, xe điện khá an toàn khi đi qua vùng nước ngập sâu vì có hệ thống bảo vệ chống xâm nhập theo tiêu chuẩn IP65 hoặc IP67 tùy thuộc vào loại xe. Các tiêu chuẩn này thể hiện khả năng chống bụi và nước của xe. Xe điện hiện đại thường có xếp hạng IP67, cho phép xe ngâm ở mức nước cao tới 1 mét trong tối đa 30 phút mà không bị rò rỉ.

Thế nhưng, điều này cũng đồng nghĩa rằng khả năng chống nước trên xe điện có giới hạn và có thể suy giảm theo thời gian do hao mòn. Việc ngâm nước quá lâu vẫn có thể dẫn đến tình trạng nước ngấm vào động cơ, gây hư hỏng cho các chi tiết điện và điện tử như hệ thống điều khiển động cơ, hệ thống phanh, hệ thống đèn,... Nước có thể làm ướt các điện cực của pin hoặc các cổng kết nối ở bộ điều khiển, gây hiện tượng đoản mạch hoặc mất điện, làm giảm tuổi thọ của pin và các bộ phận quan trọng khác.

Do đó, việc cho xe lội nước sâu chỉ nên thực hiện khi cần thiết và không còn lựa chọn nào khác.

Lưu ý gì khi lái xe điện trời mưa

Khi đi qua vùng ngập nước, cả xe điện và xe xăng đều có nguy cơ mất lái do giảm độ bám của bánh xe. Nếu không thể xác định được độ sâu của nước, tốt nhất là tránh lái qua. Chỉ khi mực nước thấp hơn nửa bánh xe, người lái mới nên cân nhắc đi chậm qua vùng ngập để giảm thiểu rủi ro.

Ngoài ra, xe điện thường có khả năng tăng tốc nhanh và mạnh hơn xe xăng.Khi trời mưa và đường trơn, tài xế nên chuyển chế độ lái về Eco hoặc Rain để giảm độ thốc của chân ga, ngăn hiện tượng trượt bánh và giúp xe dễ kiểm soát tốc độ hơn.

Đồng thời, nên giữ khoảng cách an toàn xa hơn khi lái xe dưới mưa để tránh tình huống bất ngờ.

Sau khi lội nước hoặc đi mưa, chủ xe nên vệ sinh hoặc xịt rửa xe để tránh nước bẩn ngấm vào các chi tiết thân vỏ, nhiều tạp chất, cặn bẩn sẽ bám vào các chi tiết kim loại gây rỉ sét và giảm tuổi thọ các gioăng cao su quanh cửa, cốp xe,...

Sạc xe điện dưới trời mưa có an toàn?

"Xe có thể sạc ngoài trời mưa không?" là một câu hỏi vẫn được nhiều người thắc mắc về mảng xe điện hoặc xe plug-in hybrid.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia của Hertz, pin và bộ sạc của xe điện được thiết kế để chịu được mọi loại thời tiết. Vì vậy, dù mưa, nắng hay cả bão tuyết chúng vẫn an toàn.

Nếu có bất kỳ trở ngại hoặc mối đe dọa nào được phát hiện, quá trình sạc sẽ tự động bị tạm dừng. Vì vậy, hãy yên tâm, việc sạc xe điện tại trạm sạc công cộng hoàn toàn an toàn, ngay cả khi trời mưa.

Tuy nhiên, trước khi sạc, người dùng nên kiểm tra trước xem trạm sạc, súng sạc và xe có bị hư hại gì có thể gây nguy hiểm hay không, giả sử dây nối bị tróc vỏ hoặc lộ lõi đồng đều là những vấn đề có thể gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý đến những mối nguy xuất hiện hoặc đi kèm với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như sấm sét hay mưa đá có thể để lại hậu quả xấu. Trong điều kiện thời tiết đó, đỗ xe ở những nơi có mái che vẫn sẽ là điều nên làm.

Mặc dù các trụ sạc đều được lắp đặt tuân theo một quy định về an toàn nhất định và có biện pháp phòng chống các tình huống rò điện nhưng nếu khu vực trạm sạc ở vùng trũng có nguy cơ ngập và trời đang mưa, thì điều tốt nhất nên thực hiện là tới trạm khác hoặc chờ đến khi thời tiết tốt hơn.

Phương Anh
Vì sao mùa lạnh hay bị đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?

Vì sao mùa lạnh hay bị đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?

Tạp chí Nature gần đây đã công bố một nghiên cứu của các học giả Ba Lan khám phá mối quan hệ giữa đột quỵ và các mùa. Kết quả cho thấy tần suất đột quỵ cao nhất vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) và thấp nhất vào mùa hè.

Đời sống  - 
“Chuyến xe 0 đồng” năm 2025: Hơn cả hành trình về nhà

“Chuyến xe 0 đồng” năm 2025: Hơn cả hành trình về nhà

“Chuyến xe 0 đồng không chỉ là một hành trình về nhà, mà còn là một sự lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” của con người Hà Tĩnh”, ông Nguyễn Phi Dần - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam nhận định.

Đời sống  - 
Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông

Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông

Canh là món không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung. Tuy nhiên, ăn canh sai cách cũng có thể gây hại đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đời sống  -