Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Hạn sử dụng của thuốc thường ít được người bệnh để ý bởi tâm lý “cứ có thuốc uống là tốt”, dẫn đến dễ gặp phải tình trạng sử dụng thuốc quá hạn.
Hạn sử dụng của thuốc thường ít được người bệnh để ý bởi tâm lý “cứ có thuốc uống là tốt”, dẫn đến dễ gặp phải tình trạng sử dụng thuốc quá hạn.
Trang Aboluowang đưa tin 1 người bệnh giấu tên chia sẻ cách đây vài tháng anh ấy được kê một lọ thuốc nitroglycerin trong bệnh viện để giảm triệu chứng đau thắt ngực, lúc đó hiệu quả khá tốt, nhưng chưa đầy nửa năm sau, khi anh bị đau thắt ngực trở lại, thuốc đã không còn tác dụng nữa mặc dù lọ thuốc vẫn chưa hết hạn.
Thực tế trong một số trường hợp, ngày hết hạn của thuốc khác với ngày được in trên bao bì.
Ví dụ, bản thân nitroglycerin không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, quá trình oxy hóa, độ ẩm,… và trở nên mất tác dụng. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn bảo quản trong lọ kín và sử dụng trước ngày hết hạn. Tuy nhiên, sau khi mở ra, viên thuốc sẽ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, điều này sẽ làm tăng hiệu quả và mất tác dụng trong vòng 3 đến 6 tháng. Nói cách khác, thời hạn sử dụng của thuốc sẽ được rút ngắn lại, không giống như hạn sử dụng được in trên bao bì.
Thuốc uống nếu không được đóng gói trong giấy nhôm cho từng viên riêng lẻ mà được đóng gói nguyên chai thì nên sử dụng trong vòng sáu tháng sau khi mở. Nếu quá nửa năm, thuốc có thể hết hiệu lực.
Sirô uống có chứa đường, dễ sinh sôi vi khuẩn và gây hư hỏng. Sau khi mở nắp, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 1-3 tháng nếu không bị nhiễm bẩn. Nói chung, không dùng thuốc quá 3 tháng vào mùa đông và 1 tháng vào mùa hè.
Dung dịch uống và hỗn dịch uống có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 tháng nếu chúng không bị nhiễm bẩn.
Các chế phẩm dùng ngoài như thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi có thể bảo quản và sử dụng trong 4 tuần sau khi mở nắp.
Thuốc mỡ dùng ngoài thường có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 tháng sau khi mở.
Đối với bất kỳ loại thuốc nào, một khi hình thức, mùi, màu sắc, đặc tính,… thay đổi thì không thể sử dụng được nữa.
Khi bảo quản phải tuân theo các yêu cầu trên hướng dẫn sử dụng thuốc. Ví dụ, thuốc cần tránh ánh sáng thì không nên để ngoài ánh nắng mặt trời; thuốc cần chống ẩm thì nên đậy kín và để ở nơi khô ráo. Những thuốc cần bảo quản lạnh nên để vào ngăn mát tủ lạnh.
Ngoài ra, cần chú ý tránh nhiễm bẩn trong quá trình sử dụng thuốc. Đối với dạng thuốc dạng lỏng, nên dùng cốc đong sạch và không uống trực tiếp từ miệng chai. Nếu vô tình đổ quá nhiều thuốc dạng lỏng, đừng đổ lại vào chai ban đầu.
Khi mở gói thuốc, thời gian mở nắp phải được đánh dấu trên bao bì bên ngoài. Nếu không thể sử dụng hết trong một lần, bạn có thể biết rõ thuốc còn hạn sử dụng vào lần dùng tiếp theo hay không.
Một khi thuốc đã mở ra, thời gian sử dụng của thuốc có thể được rút ngắn lại, không giống như ngày hết hạn của thuốc. Người dùng cũng nên chú ý đến yêu cầu bảo quản thuốc để tránh thuốc bị hỏng sớm do bảo quản không đúng cách.
Hạn sử dụng của thuốc thường ít được người bệnh để ý bởi tâm lý “cứ có thuốc uống là tốt”, dẫn đến dễ gặp phải tình trạng sử dụng thuốc quá hạn.
Mạng xã hội đang lan truyền thông tin người bị đột quỵ phải cố gắng ho thật mạnh và dùng máy sấy tóc làm ấm gáy để đánh tan cục máu đông. Trước thông tin này, chuyên gia lên tiếng cảnh báo.
Trẻ em khắp nơi đang háo hức chờ đón quà của ông già Noel. Riêng tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, Giáng sinh năm nay xuất hiện 1 ông già Noel đặc biệt, với những món quà ý nghĩa.
1
2
3
4
5
6
7