Cách gia cố, bảo vệ nhà cửa mùa mưa bão
Hướng dẫn cách gia cố, bảo vệ nhà cửa nhằm hạn chế những thiệt hại về người và tài sản trước mỗi mùa mưa bão.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đào tạo thẩm mỹ y khoa, nếu chỉ dạy lý thuyết, thiếu nền tảng thực tế, thì chẳng khác nào đào tạo bác sĩ mổ tim bằng… hình vẽ.
Trên các nền tảng truyền thông đưa tin, đầu năm 2025 tại Hà Nội, một phụ nữ 29 tuổi đã bị mù vĩnh viễn sau khi tiêm filler nâng mũi tại nhà, do một người quen thực hiện, không có chứng chỉ hành nghề hay kiến thức y khoa nền tảng. Cô được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng tổn thương nặng thị thần kinh và mất thị lực ở mắt trái.
Một trường hợp khác xảy ra năm 2022, một phụ nữ 47 tuổi tại Hà Nội gần như mất thị lực mắt trái cũng do tiêm filler nâng mũi tại cơ sở không phép. Ngay sau thủ thuật, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng tắc mạch như đau đầu, chóng mặt, mờ mắt rồi mất hoàn toàn thị lực.
Cả hai trường hợp đều cho thấy một vấn đề nghiêm trọng: việc tiêm chất làm đầy tại các cơ sở không được cấp phép, do người không đủ điều kiện hành nghề thực hiện, đang gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Đằng sau những biến chứng này còn có thể do đào tạo thẩm mỹ thiếu kiểm soát, học viên được cấp chứng chỉ sau các khoá học ngắn ngày, chưa có trải nghiệm lâm sàng thực tế. Đây là hồi chuông cảnh báo về quàn lý công tác đào tạo nhân lực ngành thẩm mỹ y khoa hiện nay.
Ở góc độ giảng dạy, nhiều chuyên gia cho rằng mô hình đào tạo hiện tại đang quá thiên về lý thuyết. Các học viên có thể nắm vững kỹ thuật trên giấy nhưng lại chưa có cơ hội tiếp xúc với ca bệnh thật, dẫn đến lúng túng khi gặp tình huống khẩn cấp. Việc thiếu kinh nghiệm lâm sàng còn khiến người hành nghề đánh giá sai mức độ nguy hiểm, dẫn đến xử lý sai hoặc không đúng quy trình, gây hậu quả nghiêm trọng cho khách hàng.
Trong bối cảnh đó, vai trò của các bác sĩ thẩm mỹ có kinh nghiệm thực chiến trở nên đặc biệt quan trọng.
Bác sĩ Phạm Thanh Hào – Thạc sĩ ngoại khoa, bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Phương Đông (TP.HCM); cố vấn chuyên môn của hệ thống Thẩm mỹ viện Seoul Center, cho biết: Trong các khóa giảng dạy nội bộ tại thẩm mỹ viện và khi cố vấn chuyên môn, bác sĩ Hào không đưa học viên vào thực hành ngay bằng mẫu thật. Thay vào đó, bác sĩ tổ chức những buổi quan sát xử lý biến chứng trực tiếp, yêu cầu học viên ghi chép, phân tích và dự đoán nguyên nhân tổn thương từ đó mới cho tiếp cận kỹ thuật can thiệp.
“Trước khi thực hiện thẩm mỹ cho khách hàng, học viên cần thấy rõ cái giá của sai sót. Nhìn một vùng mũi hoại tử, một mắt sưng nề sau tiêm sai điểm, những hình ảnh đó sẽ khắc vào tư duy học nghề”, bác sĩ Hào nói.
Thay vì giảng dạy tuyến tính theo giáo trình, bác sĩ Hào thiết kế giáo án dựa trên tình huống mô phỏng thực tế, có yếu tố bất ngờ.
Học viên được đặt vào các kịch bản như: tụt huyết áp khi gây tê, dị ứng filler, xử lý lỗi từ người khác. Những phản xạ ban đầu, đánh giá tình huống, quyết định xử lý đều được ghi lại để học viên nhận ra khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong các buổi học chuyên sâu về mũi, bác sĩ Hào cho học viên phân tích lại các ca làm đẹp mũi bị hỏng mà mình từng trực tiếp xử lý. Khảo sát hơn 200 học viên từng học nâng cao với anh cho thấy, hơn 85% nhận thức rõ hơn về rủi ro nghề nghiệp, 78% chuyển hướng từ học nhanh sang theo đuổi hành nghề bài bản, có chứng chỉ hợp pháp.
Không chỉ đào tạo kỹ năng, bác sĩ Hào còn tích hợp đạo đức hành nghề như một nội dung bắt buộc.
“Tôi từng dừng toàn bộ chương trình một tuần chỉ để thảo luận về “trách nhiệm pháp lý của người cầm dao kéo”. Với tôi, một người giỏi nghề nhưng xem nhẹ y đức là một rủi ro tiềm tàng. Một trong những nguyên tắc giảng dạy: không hướng dẫn bất kỳ kỹ thuật nào ngoài giới hạn được cấp phép, không đào tạo cho người chưa có nền tảng y khoa căn bản”, bác sĩ Hào nhấn mạnh.
Từ góc độ của một bác sĩ lâm sàng bước sang vai trò giảng viên, bác sĩ Hào không chỉ đóng góp một mô hình đào tạo thực tế hơn, mà còn gợi mở lại giá trị nguyên bản của nghề y: chữa lành trước khi làm đẹp, hiểu cơ thể người trước khi cầm dụng cụ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Hào cũng tham gia các chương trình đào tạo y khoa liên kết giữa bệnh viện và các trường đào tạo thẩm mỹ tư nhân, nơi anh đề xuất mô hình thực tập bắt buộc với sự giám sát trực tiếp từ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề.
“Tôi tin rằng, chỉ khi học viên được chứng kiến toàn bộ quá trình, từ tiếp nhận bệnh nhân, tư vấn tiền phẫu, xử lý tai biến cho đến tái khám hậu phẫu, thì mới hiểu đầy đủ chuỗi trách nhiệm đi kèm với một ca làm đẹp.
Tôi cũng từng đề xuất tạo một hệ thống “mentor lâm sàng”, mỗi học viên phải hoàn tất số giờ quan sát, phụ mổ, phân tích tình huống thực tế trước khi được cấp chứng chỉ thực hành”, bác sĩ Hào chia sẻ.
Bác sĩ Hào đúc rút, trải nghiệm thực chiến không chỉ là lợi thế, mà là lời cam kết với an toàn của cả một thế hệ bệnh nhân tương lai.
Để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm mỹ y khoa, nhiều chuyên gia đồng tình, kinh nghiệm lâm sàng không nên là yếu tố phụ, mà là thành tố bắt buộc.
Đặc biệt với những kỹ thuật có xâm lấn, giờ thực hành lâm sàng nên được chuẩn hóa và đánh giá nghiêm túc như một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy.
Việc giảng dạy lý thuyết mà thiếu nền tảng thực tế chẳng khác nào đào tạo bác sĩ mổ tim bằng… hình vẽ.
Hướng dẫn cách gia cố, bảo vệ nhà cửa nhằm hạn chế những thiệt hại về người và tài sản trước mỗi mùa mưa bão.
Cập nhật nhanh chóng và chính xác kết quả xổ số Vietlott Power ngày 21/7/2025 với thông tin chi tiết về các giải thưởng hấp dẫn.
Không ít người lầm tưởng đi càng nhanh sẽ càng tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Nhưng thực tế không đúng bởi mỗi chiếc xe đều có “vận tốc vàng” giúp động cơ hoạt động tối ưu, tiết kiệm xăng.
1
2
3
4
5
6
7