Gợi ý mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và bắt mắt
Hoàng Ly
-
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa thể hiện sự biết ơn các vị thần linh đã mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, bình an cho cả gia đình trong suốt một năm qua. Vì vậy, mâm cơm cúng 23/12 âm lịch được người Việt rất coi trọng.
Theo quan niệm từ xa xưa, vào ngày này các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng tươm tất, đầy đủ từ ngày 21 - 23/12 âm lịch để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời.
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo đẹp mắt, ấm cúng
Việc chuẩn bị lễ vật cúng Ông Công Ông Táo là một trong những khâu quan trọng nhất, thể hiện tấm lòng thành kính và sự chu đáo của gia chủ. Mâm cỗ cúng Táo Quân không nhất thiết phải quá cầu kỳ, đắt đỏ, mà quan trọng là phải thể hiện được lòng thành và sự tôn trọng đối với các vị thần. Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia đình, mâm cỗ có thể được chuẩn bị khác nhau, nhưng vẫn cần đảm bảo những lễ vật cơ bản và mang ý nghĩa tượng trưng.
Gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm:
- 3 bộ mã mũ áo và hài, trong đó, 2 bộ cho Táo ông (có cánh chuồn) và 1 bộ cho Táo bà (không có cánh chuồn).
- Cá chép giấy hoặc cá chép sống thả vào chậu nước (1 hoặc 3 “ông” cá chép).
- Tiền, vàng mã.
- Trầu cau, trái cây, hoa tươi.
- Rượu trắng, trà, gạo-muối (mỗi thứ một đĩa nhỏ).
Tục cúng Ông Công Ông Táo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng và mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Việc cúng Táo Quân không chỉ là nghi lễ mà còn là dịp để gia đình sum họp, gắn kết tình cảm.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa thể hiện sự biết ơn các vị thần linh đã mang lại may mắn, sức khỏe, hạnh phúc, bình an cho cả gia đình trong suốt một năm qua. Vì vậy, mâm cơm cúng 23/12 âm lịch được người Việt rất coi trọng.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm nhiều gia đình Việt thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo để bày tỏ lòng thành kính và mong cầu một năm mới thuận lợi, bình an.