Halloween ở các quốc gia trên thế giới diễn ra như thế nào?
Ở mỗi quốc gia, Halloween lại có một phiên bản khác biệt thể hiện bản sắc văn hóa và những phong tục độc đáo làm tăng thêm sự phong phú cho ngày lễ này.
Ở mỗi quốc gia, Halloween lại có một phiên bản khác biệt thể hiện bản sắc văn hóa và những phong tục độc đáo làm tăng thêm sự phong phú cho ngày lễ này.
Halloween, hay còn gọi All Hallows' Evening, là một lễ hội truyền thống của nhiều nước phương Tây, được tổ chức vào ngày 31/10 hằng năm. Nếu như trước đây, lễ hội Halloween chỉ diễn ra ở các nước phương Tây theo đạo công giáo, thì nay đã trở thành một sự kiện văn hóa thường niên được diễn ra ở nhiều nước và được nhiều người trên toàn thế giới mong đợi.
Ireland là nơi bắt nguồn của Lễ hội hóa trang Halloween và ngày nay lễ hội này vẫn được tổ chức rộng rãi ở nhiều nơi. Đa phần mọi người sẽ tham dự các bữa tiệc với hàng xóm và bạn bè.
Tại đây có rất nhiều trò chơi được tổ chức. Trong đó, nổi tiếng là snap – apple, trò chơi được bắt đầu bằng một quả táo được treo vào khung cửa hoặc cành cây, người chơi sẽ cố gắng cắn vào quả táo đang treo.
Ngoài việc đi tìm táo, phụ huynh còn sắp xếp các cuộc đi tìm kho báu bánh kẹo. Người Ireland cũng chơi một trò liên quan đến bài, các quân bài được úp xuống bàn cùng với kẹo và các đồng xu bên dưới. Trẻ em chọn lá bài bất kỳ và nhận phần quà được giấu bên dưới.
Loại thức ăn truyền thống được ăn vào Halloween ở Ireland là bánh mì nướng, một loại bánh hoa quả có thể mua ở cửa hàng hoặc tự nướng tại nhà. Tương truyền, một đồ vật được bọc bằng vải muslin và nướng lên bên trong chiếc bánh mì có thể đoán trước tương lai của người ăn. Ví dụ nếu tìm thấy chiếc nhẫn, nghĩa là người ăn sẽ sớm kết hôn, hay mẩu rơm báo hiệu một năm thịnh vượng…
Trẻ em ở đây cũng chơi những trò lừa bịp với hàng xóm, chẳng hạn như “knock – a – dolly” nghĩa là gõ cửa và bỏ chạy trước khi chủ nhà mở cửa.
Lễ hội Halloween ở các nước trên thế giới hầu hết chỉ tổ chức ngày 31/10 hằng năm. Tuy nhiên ở Mexico và một số nước Mỹ Latinh, lễ hội Halloween chính là lễ hội Día de los Muertos kéo dài ba ngày bắt đầu từ ngày 31.10 đến 2.11. Lễ kỷ niệm được tổ chức để tôn vinh những người đã mất.
Vào ngày này, các gia đình sẽ quây quần trong đêm tại các nghĩa trang, thắp nến và đặt hoa, chủ yếu là cúc vạn thọ trên các ngôi mộ với niềm tin cúc vạn thọ có màu sắc rực rỡ và mùi hăng sẽ dẫn đường cho các linh hồn. Hàng trăm ngọn nến được thắp lên để vinh danh người quá cố tạo cho nghĩa trang một cảnh tượng rực rỡ. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn, trò chuyện vui vẻ hoặc chơi nhạc, nhảy múa... Đồ ăn phổ biến là rượu tequila, rượu mezcal - hai loại rượu truyền thống của Mexico, chocolate nóng và các loại bánh mì, kẹo có hình dạng đầu lâu...
Văn hóa đặc biệt này của Mexico còn từng được thể hiện trong bộ phim nổi tiếng CoCo - bộ phim đoạt giải Oscar ở hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất năm 2018.
Đây là quốc gia châu Á hiếm hoi đưa Halloween trở thành một ngày lễ chính với tên gọi “Halloween Kawasaki”, được tổ chức vào ngày cuối tháng Mười.
Đối với người Nhật, Halloween chỉ là một dịp để tổ chức các buổi tiệc tùng, hóa trang và vui chơi giải trí bởi văn hóa cosplay đã có từ lâu của người Nhật Bản. Họ hân hoan chào đón ngày lễ này với những lễ diễu hành đặc biệt, vô số cuộc thi cosplay và nhiều hoạt động độc đáo khác.
Nếu như phương Tây ưa chuộng phong cách hóa trang rùng rợn mang nhiều yếu tố ma quái, thì người Nhật lại thích hóa trang vào các nhân vật mà mình yêu mến như Hello Kiity, Doraemon, Pikachu… ngay cả các nhân vật ma quỷ cũng mang hơi hướng dễ thương.
Thậm chí, một số công ty Nhật Bản còn khuyến khích nhân viên hóa trang đi làm trong ngày Halloween như một hình thức quảng bá thương hiệu.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn một lễ hội có ý nghĩa khá giống với Halloween là lễ Obon hay Bon (tức là ngày của người chết), được người theo Phật giáo tổ chức vào tháng Tám để tưởng nhớ người thân đã khuất. Vào ngày này, ngoài những điệu múa truyền thống thì người dân sẽ thả thuyền giấy xuống sông để đưa tiễn linh hồn người quá cố an yên trở về thế giới của họ.
Ở Anh, không khí lễ hội Halloween rất khác nhau giữa vùng nông thôn và thành thị. Ở thành thị, người Anh thực hiện các cuộc diễu hành trên đường phố với bài hát “Punkie night song” và các củ cải đường được chạm khắc. Trong khi đó ở vùng nông thôn, người dân sẽ đặt đèn lồng củ cải trắng trước cổng nhà với mong muốn xua đuổi các linh hồn lang thang. Ngoài ra thì tâm điểm của lễ hội Halloween ở đây chính là những đống lửa rực cháy trên phố gắn với câu chuyện Guy Fawkes – người có ý định làm nổ tung Tòa nhà Hội đồng ở London.
Ban đầu lễ hội Halloween mang ý nghĩa xua đuổi tà ma và bảo vệ mùa màng nhưng ngày nay, Halloween tại Mỹ đã trở thành dịp cho mọi người có thể vui chơi, giải trí, không thể thiếu hình ảnh quen thuộc với những đứa trẻ hóa trang xách giỏ đi gõ cửa từng nhà với câu cửa miệng "Lừa hay lộc?" để xin kẹo.
Ngoài ra, một số sự kiện hóa trang vô cùng hoành tráng cũng được tổ chức dành cho người lớn như: Guavaween, Tampa, Festival of the Dead, Sale, West Hollywood Halloween Carnival, West Hollywood, Fetish & Fantasy Halloween Ball…
Ở mỗi quốc gia, Halloween lại có một phiên bản khác biệt thể hiện bản sắc văn hóa và những phong tục độc đáo làm tăng thêm sự phong phú cho ngày lễ này.
Ngôi làng nhỏ Oymyakon ở Nga được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới. Mặc dù khí hậu khắc nghiệt nhưng người dân ở đây sống rất thọ.
Cặp đôi không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện chiếc bình sứ mà họ dùng để chặn cửa suốt hơn 30 năm thực chất là món cổ vật có giá trị lớn.
1
2
3
4
5
6
7