Chủ nhật, 04/05/2025 09:32

Làm gì để tiết kiệm tiền khi ngân sách eo hẹp?

Hoàng Ly -

Theo một nghiên cứu gần đây về người lao động Mỹ, gần một nửa số người được hỏi cho biết họ có ít hơn 1.000 đô la tiền tiết kiệm và 75% cho biết họ coi mình đang sống dựa vào tiền lương.

Việc cất tiền vào tài khoản tiết kiệm là rất quan trọng để chấm dứt chu kỳ sống dựa vào lương. Nhưng khi đang thiếu tiền, việc tăng thêm nguồn thu nhập ngoài lương vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, có một số cách nhỏ để tiết kiệm tiền khi ngân sách eo hẹp. Bằng cách thực hiện những thay đổi này có thể bạn bắt đầu tiết kiệm và dễ dàng lập kế hoạch mục tiêu cho tương lai.

Ảnh: Scene7

Tại sao hiện tại việc kiếm ra đồng tiền lại khó khăn?

Tỷ lệ lạm phát vẫn còn cao

Một số mức lạm phát được coi là bình thường và thậm chí lành mạnh đối với nền kinh tế. Nhưng khi lạm phát quá cao, chi phí cho các nhu yếu phẩm hàng ngày như hàng tạp hóa và nhiên liệu trở nên đắt đỏ hơn. Việc chi tiêu mua sắm cũng nên có kế hoạch và được chia ra các khoản rõ ràng.

Hiện nay, tỷ lệ lạm phát là hơn 3%, cao hơn mục tiêu 2% của chính phủ. Do đó, bạn sẽ không thể tiêu tiền thoải mái khi đổ xăng hay mua sắm ở cửa hàng hay siêu thị.

Tiền lương thấp

Mặc dù tỷ lệ lạm phát cao hơn bình thường, tiền lương không theo kịp với giá cả tăng và gọi chung là thấp không có nhiều sự thay đổi. Bạn có thể thấy rằng chủ lao động hay công ty sẽ đưa ra mức tăng lương thấp hơn bình thường hoặc có thể đóng băng hoàn toàn mức tăng lương và tiền thưởng. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy gần một nửa số chủ lao động cho biết họ đã giảm mức lương cho một số vị trí trong năm qua.

Với mức lương trì trệ và lạm phát cao hơn, thu nhập của bạn sẽ không còn dồi dào như trước khiến việc trang trải các hóa đơn trở nên khó khăn hơn.

Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao

Ngoài mức lương không đổi, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng. Một số công ty lớn như Amazon, Google và Tesla... đã thông báo sa thải đáng kể.

Trong một số lĩnh vực thường xuyên xảy ra tình trạng sa thải, việc tìm việc sau khi thất nghiệp có thể mất nhiều thời gian hơn, làm giảm số tiền tiết kiệm.

Cũng giống như tại Việt Nam, số lượng thất nghiệp ngày càng tăng khiến việc tiết kiệm trở nên eo hẹp.

Nợ tiêu dùng tăng

Với chi phí tăng, mức nợ cao hơn là điều thường thấy. Người tiêu dùng đang gánh nhiều nợ vay sinh viên, nợ vay mua ô tô và nợ thẻ tín dụng... Nếu có khoản nợ chưa thanh toán, lãi suất cao và các khoản thanh toán hàng tháng bắt buộc sẽ làm cạn kiệt ngân sách, khiến bạn không còn nhiều tiền cho các khoản chi tiêu khác.

7 cách tiết kiệm tiền khi ngân sách eo hẹp

Ngay cả khi bạn có ngân sách eo hẹp, vẫn có một số chiến lược giúp để dành thêm tiền và xây dựng khoản tiết kiệm cho riêng mình.

Theo dõi chi tiêu cá nhân

Hiện nay, rất nhiều người mắc phải các vấn đề về tài chính, trong đó có vấn đề làm sao để không “vung tay quá trán” trong quá trình sử dụng tiền. Ngoài việc tăng thu nhập, cách quản lý chi tiêu cá nhân cũng là mối quan tâm đối với những người mong muốn có một nguồn tài chính dồi dào hơn mỗi ngày.

Quản lý chi tiêu cá nhân bao gồm: Khả năng lập kế hoạch chi tiêu, khả năng lập kế hoạch tiết kiệm, khoản đầu tư vào các bảo hiểm cần thiết, đầu tư trong tương lai và quản lý rủi ro.

Quản lý chi tiêu cá nhân tác động trực tiếp đến chi tiêu hằng ngày, thu nhập và đầu tư trong tương lai. Vì vậy, nếu hiểu đúng điều này, bạn sẽ kiểm soát tốt dòng tiền của mình. Bạn có thể dễ dàng đặt ra các mục tiêu tài chính trong tương lai và chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Các ứng dụng lập ngân sách cũng có thể giúp bạn theo dõi chi tiêu hoặc lập thủ công bằng ngân sách giấy hoặc bảng tính điện tử tùy nhu cầu cá nhân.

Cắt giảm hóa đơn tạp hóa

Hóa đơn hàng tạp hóa hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Bởi bạn không bị ràng buộc vào một hợp đồng như đang sử dụng điện thoại di động hoặc internet. Và bạn rất có thể tìm được cách cắt giảm nhanh chóng.

Hãy bắt đầu bằng cách tìm ra số tiền bạn chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa mỗi tháng. Xem bảng sao kê thẻ tín dụng hoặc sắp xếp các biên lai mua sắm. Sử dụng dữ liệu để lập một ước tính và sau đó đặt mục tiêu cắt giảm con số đó.

Có mục tiêu

Cho dù bạn đang trả hết các khoản vay, xây dựng quỹ khẩn cấp hay trả hết thế chấp, bạn vẫn cần tập trung cho việc lập ngân sách vào lý do tại sao. Lý do hi sinh là gì sẽ là động lực giúp bạn duy trì thói quen có ích này. Ví dụ như kỳ nghỉ nước ngoài, tiền cho con đi du học, sửa nhà hay mua xe...

Thanh lý những đồ không dùng đến

Bạn có thể khởi động khoản tiết kiệm của mình bằng cách thanh lý những món đồ không dùng đến có trong nhà như quần áo không còn vừa nữa, đồ chơi mà con bạn đã lớn, hoặc máy tính bảng hoặc điện thoại di động cũ. Chỉ cần bỏ ra một chút công sức, những món đồ này có thể biến thành tiền mặt và giúp bạn có một khoản đệm tài chính.

Nói "không" với những thứ không cần thiết

Việc chi tiêu những thứ không cần thiết bạn có thể dễ dàng kiểm soát được vì đó có thể là: những bữa tiệc sinh nhật của người bạn xã giao, cuộc nhậu vui chơi hay những món đồ quá xa xỉ đắt tiền... Hãy thực sự suy nghĩ kỹ khi chi tiền cho những khoản không cần thiết. Điều này giúp việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn. Hạn chế hết mức có thể những thứ xung quanh từ các cuộc vui chơi vô bổ cho đến những đồ dùng trong nhà, cá nhân... vẫn còn sử dụng được chưa cần thay thế.

Cắt giảm chi phí cố định khi cần thiết

Rất nhiều người có những thói quen khó bỏ như hút thuốc, uống cà phê, mua vé số, nhậu, đi xem phim cố định mỗi tuần, … Đã là thói quen thì rất khó thay đổi, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm để thực hiện những dự định trong tương lai, bạn nên kỷ luật và nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Thay vì mỗi ngày phải uống cà phê, hãy giảm dần tần suất lại hoặc tự mua gói cà phê về nhà tự pha. Thay vì phải đi xem phim mỗi tuần, hãy để dành tiền cho việc khác.

Đối với các khoản chi phí cố định như tiền thuê nhà có thể tìm và chọn thuê một ngôi nhà có phí rẻ hơn để tiết kiệm tiền mỗi tháng.

Tận dụng khuyến mãi

Xu hướng khuyến mãi đang bùng nổ mạnh trên thị trường, nếu bạn biết cách áp dụng các khuyến mãi này trong lúc mua sắm sẽ tiết kiệm được kha khá tiền. Đây cũng là cách chi tiêu tiết kiệm được nhiều người áp dụng.

Mua sắm online trở thành xu hướng sau đại dịch, người tiêu dùng thích shopping online vì sự tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này gây ra hệ lụy chính là bạn dần hình thành thói quen và bị nghiện mua sắm.

Bên cạnh đó, bạn còn phải chịu các khoản tiền phải trả cho hoạt động mua sắm như phí ship, phí nền tảng ứng dụng, … Bạn có thể cắt giảm các chi phí này nếu chịu khó săn ưu đãi, áp dụng khuyến mãi đúng cách.

Làm gì để tiết kiệm tiền khi ngân sách eo hẹp?

Làm gì để tiết kiệm tiền khi ngân sách eo hẹp?

Theo một nghiên cứu gần đây về người lao động Mỹ, gần một nửa số người được hỏi cho biết họ có ít hơn 1.000 đô la tiền tiết kiệm và 75% cho biết họ coi mình đang sống dựa vào tiền lương.

Tài chính 247  - 
Giá vàng hôm nay 3/5: Neo cao ở mốc 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 3/5: Neo cao ở mốc 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 3/5 trên thế giới tăng nhẹ trở lại khi nhu cầu về kim loại quý trên toàn cầu vẫn ở mức cao. Trong nước vẫn neo cao ở mốc 120 triệu đồng/lượng.

Tài chính 247  - 
Giá vàng hôm nay 2/5: Sụt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 2/5: Sụt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 2/5 ở thị trường thế giới tiếp tục giảm thêm 2,17% so với hôm qua. Trong nước vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Tài chính 247  -