Sau 1 năm cắm cờ trên đất Mỹ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm bao nhiêu tài sản?
Tham vọng “cắm cờ đất Mỹ” đã thành hiện thực sau khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa cổ phiếu VinFast lên sàn Nasdaq và đã khởi công nhà máy xe điện tại Mỹ.
Tham vọng “cắm cờ đất Mỹ” đã thành hiện thực sau khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa cổ phiếu VinFast lên sàn Nasdaq và đã khởi công nhà máy xe điện tại Mỹ.
Vài tuần gần đây, nhóm các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố khá nhiều thông tin quan trọng, qua đó khiến nhóm cổ phiếu “họ Vin” biến động khá mạnh.
Sau chuỗi ngày giảm giá kéo dài gần 3 năm, nhóm cổ phiếu “họ Vingroup" (VIC) đã tăng mạnh trở lại, với những phiên tăng trần vào cuối tuần tháng 8 sau khi CTCP Vinhomes (VHM) công bố chi khoảng 13.000 tỷ mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM làm cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Cổ phiếu VHM tăng từ đáy, khoảng 34.500 đồng/cp đầu tháng 8 lên mức 43.000-45.000 đồng/cp như hiện tại. Cổ phiếu VIC cũng tăng từ 40.000 đồng lên 45.000 đồng/cp, rồi về mức 42.000 đồng/cp...
Trong hệ sinh thái các doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Vinhomes luôn giữ vững vị thế là doanh nghiệp phát triển địa ốc nhà ở lớn nhất Việt Nam với quỹ đất đang quản lý lên tới khoảng 19.600 ha.
Đến nay, Vinhomes vẫn chờ được chấp thuận để mua lại cổ phiếu, nhưng đà bán ròng của khối ngoại với nhóm cổ phiếu họ Vin đã giảm mạnh, quay trở lại mua ròng các cổ phiếu VIC, VHM, Vincom Retail (VRE).
Thông tin Vinhomes mở bán đại dự án Vinhomes Cổ Loa (Cổ Loa Global Gate), sắp tới là dự án chiến lược Vinhomes Đan Phượng (Vinhomes Wonder Park), cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư chứng khoán.
Theo VnDirect, tổng giá trị doanh số bán hàng chưa ghi nhận lũy kế tại cuối tháng 6/2024 của Vinhomes tăng hơn 33% so với cùng, kỳ lên 118.700 tỷ đồng. Đây được xem là động lực lớn hỗ trợ giá cổ phiếu này.
Vinhomes ghi nhận doanh thu mảng xây dựng tăng vọt nhờ công ty con Vincons, với vai trò là tổng thầu cho các dự án lớn của Vinhomes. Ngoài ra là tín hiệu tích cực từ mảng bất động sản công nghiệp, với việc dự án khu công nghiệp của Vinhomes tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) tháng 7 đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Với Vingroup, tình hình cũng được thông báo khá tích cực. Việc triển khai mạnh mảng taxi điện được xem là một giải pháp phù hợp cho doanh thu của VinFast (VFS) - doanh nghiệp sản xuất ô tô của Vingroup.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét của Vingroup, hãng taxi riêng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - GSM đã mang về gần 5.760 tỷ đồng doanh thu cho tập đoàn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tới giữa năm 2024, GSM đã có hơn 30.000 taxi điện, có mặt tại 45 tỉnh, thành phố và hợp tác với hàng chục doanh nghiệp đối tác.
GSM bứt phá rất mạnh, tới cuối năm 2023 chiếm gần 18,2% thị phần, chỉ sau Grab, gấp đôi Be Group và gấp 3 lần Gojek, theo Mordor Intelligence.
Việc kỳ lân gọi xe và giao đồ ăn Gojek rút khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 16/9 đã mở ra cơ hội rất lớn cho Grab và GSM.
Theo thông tin mới nhất, tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa ra mắt Xanh SM Bike Platform, giống mô hình của Grab Bike hay Be Bike, với chính sách chia sẻ doanh số hấp dẫn chưa từng có là 80% doanh thu cho tài xế; trước mắt sẽ triển khai tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương và Đồng Nai.
Có thể thấy, đây là bước đi tiếp theo của Xanh SM nhằm mở rộng mạng lưới, tăng thị phần và mang doanh thu về cho Vingroup. GSM cũng đẩy mạnh thị trường nước ngoài, với việc ra mắt dịch vụ tại Lào hồi cuối năm 2023. Địa điểm tiếp theo là Indonesia, Philippines, theo kế hoạch tiến ra 9 thị trường quốc tế của hãng đến năm 2025.
Hôm 1/10, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã gặp gỡ 50 lãnh đạo doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội nhằm xây dựng một thương hiệu xe điện mạnh, một ứng dụng và một hãng vận tải kết nối nhiều nguồn lực với nhau.
Cùng với sự phục hồi của cổ phiếu Vingroup (VIC) tại Việt Nam và cổ phiếu VinFast (VFS) trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng từ mức 4,1 tỷ USD hồi giữa tháng 7 lên 4,3 tỷ USD tới ngày 2/10 theo tính toán của Forbes.
Với tài sản này, ông Vượng đứng thứ 833 trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.
Hồi tháng 8/2023, khi VinFast vừa lên sàn Nasdaq. Có thời điểm Forbes xếp hạng tỷ phú Phạm Nhật Vượng ở vị trí thứ 16 trên thế giới với túi tiền 84 tỷ USD. Sau đó, Forbes có sự điều chỉnh mạnh. Hiện cổ phiếu VinFast ở mức 3,7 USD/cp.
Đầu năm 2024, theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có lúc tăng vọt lên hơn 9 tỷ USD đứng thứ 257 toàn cầu, nhờ VinFast. Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng phần lớn đến từ cổ phần của vị doanh nhân này tại hai công ty niêm yết là Vingroup (VIC) và VinFast (VFS).
Còn tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam, tới cuối tháng 9/2024, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản hơn 94 nghìn tỷ đồng (3,8 tỷ USD), giảm 5.800 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Tham vọng “cắm cờ đất Mỹ” đã thành hiện thực sau khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng đưa cổ phiếu VinFast lên sàn Nasdaq và đã khởi công nhà máy xe điện tại Mỹ.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm với các kết quả khả quan. Điểm nhấn 9 tháng đến từ tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mẹ, đạt 15,11%, nhờ sự đa dạng các giải pháp tín dụng, đặc biệt trên môi trường số. Ngân hàng cũng đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty Cổ phần TMĐT Bảo Kim (Baokim) thông báo về việc ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán xuyên biên giới, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính.
1
2
3
4
5
6
7