Thứ sáu, 23/08/2024 09:24

Cách làm bánh trung thu 2024 đơn giản, ai cũng làm được

Hoàng Ly -

Cách làm bánh trung thu 2024 đơn giản tại nhà, tròn vị, hấp dẫn đón Tết đoàn viên cận kề, giữ gìn nét đẹp truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Tết trung thu là một ngày hội được tổ chức hằng năm đúng dịp trăng tròn tháng tám (15/08 âm lịch). 

Gần sát ngày này mọi người nô nức dành tặng cho nhau những hộp bánh trung thu thơm ngon, đẹp mắt để thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… Vì vậy, dưới đây là cách làm bánh trung thu tại nhà đơn giản, ai cũng có thể làm được:

Cách làm bánh trung thu 2024 hương vị truyền thống

Bánh trung thu truyền thống có cách làm không quá cầu kỳ phần về phần vỏ, thường sẽ được đúc bằng 1 loại khuôn nhất định và có 2 màu nguyên bản: vàng cánh gián (bánh nướng), trắng ngà (bánh dẻo). Về phần nhân bánh trước đây cũng chỉ có 1 vị truyền thống đó là thập cẩm.

Tuy nhiên theo thời gian nhân bánh được cải biến thêm các vị đậu xanh, đậu đỏ, trứng muối, sữa dừa…Đa phần những người thưởng thức bánh trung thu truyền thống sẽ nhận xét là có vị ngọt sắc.

Cách thực hiện

Làm vỏ bánh trung thu

Để làm bánh trung thu, bạn nên chọn bột mì hoặc bột nếp để đảm bảo chất lượng của bánh khi nướng.

Ảnh minh họa

Trộn bột với nước sao cho vừa tay, tránh bột quá khô hoặc quá nhão. Khi bột đã được trộn đều, bạn thêm các gia vị như nước đường, dầu ăn, baking soda, bơ đậu phộng (hoặc lòng đỏ trứng), rượu Mai Quế Lộ và trộn đều để tạo màu sắc, hương thơm cho vỏ bánh.

Tiếp theo, bạn sẽ ủ bột trong khoảng 30 phút, sau đó sẽ cán thành những miếng mỏng và đồng đều.

Làm nhân bánh

Trước đây, bánh trung thu chỉ có 2 loại nhân phổ biến là nhân đậu xanh và nhân thập cẩm. Tuy nhiên, ngày nay đã có rất nhiều loại nhân bánh Trung thu khác nhau như nhân đậu đỏ, hạt sen, cốm, nhân bào ngư, trứng muối… Dưới đây là ví dụ về cách làm nhân cho 2 loại bánh Trung thu điển hình:

Ảnh minh họa

Bánh Trung thu nhân đậu xanh: Sau khi đậu xanh hấp chín, sẽ được đánh nhuyễn, trộn với nước đường, nước cốt dừa và sên trên chảo dầu cùng bột bắp trong khoảng 20 phút.

Bánh Trung thu nhân thập cẩm: Các nguyên liệu như lạp sườn, trứng gà, lá chanh, điều rang, mứt bí, mật ngô, mật mía, rượu trắng và các thành phần khác sẽ được trộn đều cho đến khi kết dính lại với nhau.

Cho phần nhân vào vỏ bánh

Phần nhân sẽ được đặt vào giữa vỏ bánh và nén chặt lại, ở công đoạn này, bạn nên sử dụng khuôn để đảm bảo tính thẩm mỹ và đẹp mắt.

Nướng bánh trong thời gian và nhiệt độ phù hợp

Khi làm bánh trung thu, trước khi bỏ vào lò nướng, bạn cần làm nóng lò trước ít nhất 10 phút. Nhiệt độ nướng tiêu chuẩn thường dao động từ 160 – 200 độ C, tùy thuộc vào loại bánh.

Ảnh minh họa

Thông thường, bánh Trung thu sẽ được nướng 3 lần như sau:

Lần 1: Nướng ở nhiệt độ 180 – 190 độ C trong 5 – 8 phút, khi mặt bánh bắt đầu chuyển màu đục, bạn sẽ lấy bánh ra khỏi lò rồi xịt nước khắp các mặt bánh để giữ độ ẩm và tránh bị khô. Sau đó, bạn nên để bánh nguội hoàn toàn. Khi bánh đã nguội, bạn có thể quét một lớp mỏng hỗn hợp dầu ăn và lòng đỏ trứng gà lên bề mặt bánh để tạo độ bóng và màu sắc hấp dẫn cho bánh.

Lần 2: Nướng 190 – 200 độ C trong 5 đến 7 phút, sau khi tắt lò, thực hiện các công đoạn như lần 1.

Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 160 – 180 độ C đến khi bánh chín là hoàn thành.

Ảnh minh họa

Bảo quản bánh trung thu đúng cách

Bánh nướng sau từ 1-3 ngày khi làm sẽ xuống dầu, vỏ mềm và nâu hơn. Lúc này, ăn sẽ ngon nhất. Nếu để ở nhiệt độ phòng nên ăn ngay trong khoảng 5 ngày đổ lại, bảo quản trong tủ lạnh thì sẽ giữ được lâu hơn nhưng hương vị sẽ không còn ngon như mới.

Bánh làm tại nhà không có chất bảo quản nên được giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp. Khi muốn bỏ vào hộp, bạn nên cho vào một gói hút ẩm để bánh không bị mốc.

Hoàng Ly
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Đời sống  - 
Khi mẹ là cô giáo

Khi mẹ là cô giáo

Chiến tranh kết thúc, mẹ tôi rời quân ngũ về làng rồi trở thành cô giáo. Làm con của cô giáo khiến tuổi thơ của tôi nhà cũng là trường mà trường cũng là nhà. Áp lực phải học giỏi, phải ngoan vì là con của cô giáo khiến tôi nhiều phen không còn là một đứa trẻ.

Đời sống  - 
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời

Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích "mổ xẻ" để tìm cái đẹp cho đời

Là bác sĩ thẩm mỹ kiêm giảng viên Đại học Y Hà Nội, Ths.BS Nguyễn Minh Nghĩa cho biết, anh là người thích sửa những ca hỏng, lỗi để nâng cao tay nghề và làm đẹp cho đời.

Đời sống  -