Chủ nhật, 04/08/2024 19:00

Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ 1/8/2024?

Theo Sức khỏe đời sống -

Từ 1/8/2024, nhiều đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề này để độc giả nắm rõ.

12 đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ 1/8/2024

Căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định 12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

(1) Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

(2) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

(4) Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

(5) Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

(6) Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

(7) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

(8) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

(9) Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ là người thuê nhà ở công vụ khi không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở hoặc chuyển đi nơi khác hoặc có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở mà thuộc trường hợp bị thu hồi thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định Luật Nhà ở 2023.

(10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(11) Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

(12) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Giá nhà ở xã hội đã qua sử dụng tăng cao, người mua ngậm ngùi từ bỏ
Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ tháng 8/2024?

Nhiều dự án nhà ở xã hội đã qua sử dụng tại Hà Nội có xu hướng tăng giá khá cao, khiến người mua phải từ bỏ ý định tìm đến phân khúc này.

Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ tháng 8/2024?- Ảnh 2.
Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ tháng 8/2024?- Ảnh 2.Từ 1/8/2024, 12 đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Ảnh minh họa

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Tức Nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

Điều kiện mua nhà ở xã hội?

Điều kiện cần

Để được mua nhà ở xã hội, cần thuộc 1 trong 12 trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nêu trên.

Điều kiện đủ

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:

- Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

- Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

- Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

+ Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội từ tháng 8/2024?- Ảnh 3.
Nhà ở xã hội được hiểu là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng. Ảnh minh họa

Các dạng nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội được hiểu là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Theo đó, mặc dù là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng phải đáp ứng tiêu chuẩn về diện tích, quy định về xây dựng và kết cấu hạ tầng theo từng loại nhà. Hiện nay, có 02 dạng nhà ở xã hội như sau:

Thứ nhất đối với nhà ở xã hội dạng chung cư:

Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế; xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2; bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Dự án đầu tư xây dựng được tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần; so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Việc tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất phải đảm bảo sự phù hợp với chỉ tiêu dân số, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian kiến trúc cảnh quan trong phạm vi đồ án quy hoạch phân khu quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó phê duyệt điều chỉnh.

Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích sử dụng căn hộ tối đa nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án có diện tích sử dụng trên 70m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

Thứ hai đối với nhà ở thấp tầng liền kề:

Trường hợp là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2 hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhà ở xã hội có thời hạn bao lâu?

Theo Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Thông thường, các đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội là những đối tượng đặc biệt như người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp… và phải đáp ứng các điều kiện khác như chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, phải có đăng kỹ thường trú tại tỉnh đó, trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên…

Trong các đối tượng đã nêu tại quy định nêu trên, chỉ có cá nhân nước ngoài là bị hạn chế thời gian sở hữu nhà. Cụ thể, căn cứ Điều 161 Luật Nhà ở, đối tượng này chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định pháp luật.

Nếu cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Hiện, pháp luật cũng không quy định về niên hạn nhà ở xã hội.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định thời gian sở hữu nhà với đối tượng người nước ngoài. Còn các đối tượng mua nhà ở xã hội khác đã đáp ứng điều kiện luật định và làm hồ sơ mua nhà ở xã hội thì sẽ được sở hữu nhà ở xã hội lâu dài, không có thời hạn.

Theo Sức khỏe đời sống
Mẫu nhà 2 mặt tiền 3 tầng kết hợp kinh doanh

Mẫu nhà 2 mặt tiền 3 tầng kết hợp kinh doanh

Vài năm gần đây, nhà 2 mặt tiền 3 tầng ngày càng phổ biến, được những gia đình kinh doanh rất ưa chuộng.

Nhà đất  - 
Thế nào là một căn bếp xanh?

Thế nào là một căn bếp xanh?

Một căn bếp xanh, thân thiện với môi trường, có tác động tích cực đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình đang là xu hướng trong xã hội hiện đại.

Nhà đất  - 
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?

Với sự thay đổi trong lối sống và sự đa dạng hóa nhu cầu sinh hoạt, phòng ngủ chính có phòng tắm có còn đáp ứng được nhu cầu của các gia đình hiện đại hay không và nên giữ lại hay loại bỏ đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi.

Nhà đất  -