Thứ năm, 19/09/2024 19:10

Bão số 4 suy giảm thành áp thấp, di chuyển chậm

Đỗ Hiền -

Bão số 4 đã suy giảm thành áp thấp với sức gió mạnh nhất cấp 6 (50-61km/h), giật cấp 8, hướng đi không đổi về phía Tây.

Tin bão số 4 mới nhất chiều 19/9: Suy giảm thành áp thấp nhiệt đới

Theo dự báo từ TTKTTV, bão số 4 đã nhanh chóng suy giảm thành áp thấp nhiệt đới. Chiều nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới: Khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc; 106.7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất: Cấp 6 (50-61km/h), giật cấp 8.

Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

Đến 22h ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới trên khu vực đất liền Trung Lào. Gió cấp 6, giật cấp 8. Đến 10h ngày 20/9, áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu và tan dần.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên biển và đất liền

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ồi 13 giờ ngày 19/9, đảo Huyền Trân có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; Phú Quý có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; ở Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10; Bạch Long Vỹ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9.

Ngoài ra, đêm 19/9 và ngày 20/9, ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, vịnh Thái Lan, khu vực Bắc, Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Đêm 20/9 và ngày 21/9, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Bắc của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, đêm có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh; sóng biển cao 2,0-5,0m. Ngày gió giảm dần.

Đêm 20/9, vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-3,0m.

Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

Đỗ Hiền
Vì sao mùa lạnh hay bị đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?

Vì sao mùa lạnh hay bị đột quỵ, làm gì để phòng ngừa?

Tạp chí Nature gần đây đã công bố một nghiên cứu của các học giả Ba Lan khám phá mối quan hệ giữa đột quỵ và các mùa. Kết quả cho thấy tần suất đột quỵ cao nhất vào mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) và thấp nhất vào mùa hè.

Đời sống  - 
“Chuyến xe 0 đồng” năm 2025: Hơn cả hành trình về nhà

“Chuyến xe 0 đồng” năm 2025: Hơn cả hành trình về nhà

“Chuyến xe 0 đồng không chỉ là một hành trình về nhà, mà còn là một sự lan tỏa yêu thương, gắn kết cộng đồng, thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” của con người Hà Tĩnh”, ông Nguyễn Phi Dần - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam nhận định.

Đời sống  - 
Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông

Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông

Canh là món không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung. Tuy nhiên, ăn canh sai cách cũng có thể gây hại đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Đời sống  -