Thứ tư,

Tham vọng của tỉ phú Việt

Thứ sáu, ngày 11/06/2021   06:09

Năm 2021 là năm Việt Nam có nhiều tỉ phú nhất trong thống kê của Forbes, gồm 6 người sở hữu khối tài sản ròng từ 1 tỉ USD trở lên. Với nguồn lực tài chính hùng mạnh cùng những tham vọng “chưa từng có”, các tỉ phú liên tục ghi dấu ấn trên bản đồ doanh nhân thế giới.

PHẠM NHẬT VƯỢNG VÀ CANH BẠC "MỸ TIẾN" 2 TỈ USD

Khi những mẫu xe VinFast đầu tiên được bán ra thị trường Việt Nam năm 2019, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cam kết đóng góp 2 tỉ USD tiền túi để đưa ô tô VinFast đến gần hơn với người tiêu dùng Mỹ.

Và cũng kể từ đó, “giấc mơ Mỹ” của tỉ phú 52 tuổi xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng tham vọng bán xe Việt cho thế giới. Ảnh: TL

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng tham vọng bán xe Việt cho thế giới. Ảnh: TL

Gần đây, Financial Times có bài viết về kế hoạch thâm nhập thị trường khó tính này của VinFast.

“Đây là bước nhảy vọt phi thường về niềm tin của ông Phạm Nhật Vượng, nhà sáng lập Vingroup và cũng là người giàu nhất Việt Nam”, tờ báo Anh nhận định.

Theo thông tin đăng tải, ngoài ô tô thường, VinFast mở bán thêm các loại xe cao cấp, bao gồm xe điện - phân khúc vẫn đang từng bước tạo dựng chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng.

VinFast bắt đầu sản xuất xe từ năm 2019 và bán được 30.000 xe trong năm 2020. Ảnh: TL

VinFast bắt đầu sản xuất xe từ năm 2019 và bán được 30.000 xe trong năm 2020. Ảnh: TL

Thương hiệu ô tô “made in Việt Nam” đầu tiên rộng cửa đến Mỹ hơn khi được cấp phép thử nghiệm xe điện tự hành trên tất cả đường phố công cộng của bang California vào tháng 2 năm nay.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg đầu tháng 3, đại diện VinFast khẳng định sẽ sớm xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ, sau khi đánh tiếng về việc thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển ô tô (R&D) tại San Francisco với nhân sự ban đầu là 50 người.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, lãnh đạo Vingroup cho biết, sở dĩ chọn thị trường Mỹ là trọng điểm vì nếu chinh phục được thị trường khó tính nhất thì việc thâm nhập các thị trường khác cũng dễ dàng.

Trước khi dừng sản xuất điện thoại, tivi để tập trung phát triển công nghệ cao cho ô tô, Vingroup từng rút lui khỏi một số mảng kinh doanh, bao gồm hàng không, bán lẻ, nông nghiệp. Ảnh: TL

Trước khi dừng sản xuất điện thoại, tivi để tập trung phát triển công nghệ cao cho ô tô, Vingroup từng rút lui khỏi một số mảng kinh doanh, bao gồm hàng không, bán lẻ, nông nghiệp. Ảnh: TL

Trong bài viết hồi tháng 4, Bloomberg cho biết, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam đang làm việc với đối tác tư vấn để IPO tại Mỹ ngay trong quý II, dự kiến huy động khoảng 2 tỉ USD. Mức định giá sau khi niêm yết thấp nhất là 50 tỉ USD. Trong khi Reuters ước tính lên tới 60 tỉ USD - lớn hơn vốn hóa thị trường của Ford Motor.

Nếu thành công, VinFast sẽ trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết tại nước ngoài, đồng thời lập kỉ lục về số tiền huy động được, sau đợt IPO 1,4 tỉ USD của Vinhomes năm 2018.

Nhằm dồn lực cho tham vọng toàn cầu, Vingroup lần lượt rút lui khỏi một số lĩnh vực đầu tư và kinh doanh như hàng không, bán lẻ, nông nghiệp… Mới đây, tập đoàn lớn nhất Việt Nam thông báo VinSmart dừng sản xuất tivi, điện thoại di động.

Việc thoái lui ở mảng bán lẻ cho thấy Vingroup có mục tiêu lớn phải dồn lực hơn. Còn với Masan, VinMart là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược hàng tiêu dùng. Ảnh: TL

Việc thoái lui ở mảng bán lẻ cho thấy Vingroup có mục tiêu lớn phải dồn lực hơn. Còn với Masan, VinMart là mảnh ghép quan trọng trong chiến lược hàng tiêu dùng. Ảnh: TL

ÔNG CHỦ MASAN THEO ĐUỔI CUỘC CHƠI BÁN LẺ THỜI NAY

Hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), cùng trợ lực từ thỏa thuận mới với gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, đã khẳng định vị thế dẫn đầu của Masan Group trên thị trường tiêu dùng bán lẻ. 

Tỉ phú Nguyễn Đăng Quang - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Masan Group. Ảnh: TL

Tỉ phú Nguyễn Đăng Quang - nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Masan Group. Ảnh: TL

Một trong những giao dịch M&A lớn của Masan được báo chí nước ngoài đề cập đến là khoản tiền 400 triệu USD của nhóm các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm Alibaba và Baring Private Equity Asia, để mua 5,5% cổ phần phát hành mới tại The CrownX - công ty được thành lập dựa trên việc sáp nhập Masan Consumer Holdings và VinCommerce.

“Thông qua giao dịch này, The CrownX được định giá 6,9 tỉ USD cho 100% vốn chủ sở hữu. Sau đợt phát hành, tỉ lệ sở hữu của Masan tại The CrownX là 80,2%.

Cũng ngay trong năm nay, Masan dự kiến đàm phán với nhóm nhà đầu tư khác về thỏa thuận trị giá 300 - 400 triệu USD”, Bloomberg đưa tin ngày 18/5.

Cái bắt tay với Alibaba sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang bán lẻ tích hợp O2O của Masan nhanh hơn. Ảnh: TL

Cái bắt tay với Alibaba sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang bán lẻ tích hợp O2O của Masan nhanh hơn. Ảnh: TL

Sau thương vụ mới ký kết, ngoài con số 400 triệu USD, The CrownX sẽ hợp tác với Lazada - nền tảng thương mại điện tử của Alibaba tại Đông Nam Á - để phát triển thị trường bán lẻ online tại Việt Nam.

“Đây là khoản đầu tư đầu tiên của Alibaba tại Việt Nam. Thỏa thuận cũng đánh dấu một trong những ván cược lớn nhất của tập đoàn vào Đông Nam Á kể từ khi mua lại Lazada năm 2018 với giá 4 tỉ USD”, Financial Times viết.

Chưa dừng lại ở đó, tập đoàn của tỉ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ thương vụ này. Khi nhìn lại lịch sử phát triển, Alibaba không chỉ nắm trong tay "lá bài" thương mại điện tử, mà còn có thanh toán và dịch vụ tài chính - một trong những trụ cột được Masan nhắc đến trong tham vọng “Point of Life”.

Tại Việt Nam, thanh toán điện tử dần phát triển trong những năm gần đây, dù vậy quy mô thị trường tổng thể còn tương đối hẹp. Chẳng hạn Techcombank, "anh em" với Masan chỉ có khoảng 5 triệu người dùng.

Tuy nhiên, nếu liên kết với các nền tảng khác từ offline sang online như thương mại điện tử, Masan ước tính The CrownX, do Techcombank phụ trách mảng tài chính, có thể tiếp cận 30-50 triệu khách hàng.

Những mảnh ghép chiến lược để chuyển hóa The CrownX thành nền tảng "Point of Life" xuyên suốt mô hình bán lẻ hiện đại O2O (online to ofline) đang dần hoàn thiện.

Các cửa hàng sẽ là điểm đến "tất cả trong một" (one-stop shop) phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từ thực phẩm, đồ uống, tài chính, đến giải trí, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

Danny Le - Tổng giám đốc Masan Group

Nhằm thúc đẩy chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life, Masan cần thêm nhiều mảnh ghép thông qua M&A.

Chỉ một tuần sau khi công bố bắt tay với Alibaba, The Sherpa - công ty thành viên của Masan - “móc hầu bao” 15 triệu USD mua lại 20% vốn tại Công ty CP Phúc Long Heritage - chủ sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những chuỗi bán lẻ trà và cà phê lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Hai bên cùng phát triển mô hình ki-ốt Phúc Long qua mạng lưới hơn 2.200 cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc. Thương vụ này nối dài danh sách M&A mà tập đoàn thực hiện những năm gần đây, bao gồm thỏa thuận sáp nhập hai công ty thành viên của Vingroup là VinCommerce và VinEco.

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc VinCommerce - cho biết, “mảnh ghép” Phúc Long giúp thực thi chiến lược phát triển hệ sinh thái tiêu dùng Point of Life mà Masan đang hướng tới, biến mỗi cửa hàng VinMart+ trở thành điểm đến cho mọi lứa tuổi và nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong đó, Masan kì vọng đến năm 2025, doanh thu từ chuỗi thực phẩm và đồ uống đóng góp 500 triệu USD vào The CrownX.

Đầu tháng 4, SK Group (Hàn Quốc) cũng rót 410 triệu USD tiền mặt cho 16,26% cổ phần của VinCommerce. Thông qua giao dịch này, công ty điều hành hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ được định giá 2,5 tỉ USD cho 100% vốn chủ sở hữu.

Với những bước đi chiến lược bài bản như trên, bức tranh tổng thể cho tham vọng của tỉ phú Nguyễn Đăng Quang và Masan ngày càng rõ nét, được phác họa bằng 3 trụ cột từ điểm bán trực tiếp và trực tuyến, đến thanh toán và dịch vụ tài chính trên một nền tảng thống nhất.

Thương vụ 15 triệu USD giữa Masan và Phúc Long sẽ định hình lại thị trường trà và cà phê Việt Nam. Ảnh: TL

Thương vụ 15 triệu USD giữa Masan và Phúc Long sẽ định hình lại thị trường trà và cà phê Việt Nam. Ảnh: TL

JOHNATHAN HẠNH NGUYỄN ĐỌ SỨC VỚI CÁC "ÔNG LỚN" VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Trong khi doanh nhân giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng tham vọng đưa VinFast trở thành hãng xe thông minh toàn cầu, tỉ phú Nguyễn Đăng Quang muốn chiếm lĩnh thị trường bán lẻ cả truyền thống lẫn hiện đại, thì “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn đề xuất thành lập hãng bay vận tải riêng, bất chấp đại dịch Covid-19.

Theo đó, ngày 3/6, Công ty CP IPP Air Cargo mà ông làm chủ tịch có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT cùng các bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa, với tổng vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng.

“Ông trùm hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa riêng biệt. Ảnh: TL

“Ông trùm hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng hàng không chuyên chở hàng hóa riêng biệt. Ảnh: TL

Nếu được cấp phép, IPP Air Cargo sẽ là hãng hàng không chở hàng đầu tiên hoạt động chuyên nghiệp tại Việt Nam. Bởi trước nay, cả 6 hãng hàng không trong nước đều đặt mục tiêu chở khách thương mại để kiếm lợi nhuận lên hàng đầu. Hiện 80% thị phần chở hàng quốc tế của hàng không Việt nằm trong tay các hãng bay nước ngoài.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đặt tham vọng sẽ khai thác 5 tàu bay chở hàng trong năm đầu tiên hoạt động, sau đó tăng lên 7 chiếc vào năm thứ hai và 10 chiếc vào năm tiếp theo.

IPP Air Cargo hy vọng thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ quý II/2022, có kế hoạch vận chuyển 115.000 tấn hàng trong năm đầu, doanh thu đạt 71 triệu USD, và dự kiến đến năm thứ 4 sẽ lãi.

Những tàu bay chật kín hàng hóa trong bối cảnh vắng khách đi lại. Thị trường vận tải hàng hóa lúc này được ví như 'miếng bánh nhỏ' mà các hãng hàng không nội địa chuyên chở hành khách đang chia nhau mùa dịch. Ảnh: TL

Những tàu bay chật kín hàng hóa trong bối cảnh vắng khách đi lại. Thị trường vận tải hàng hóa lúc này được ví như "miếng bánh nhỏ" mà các hãng hàng không nội địa chuyên chở hành khách đang chia nhau mùa dịch. Ảnh: TL

Giữa lúc cơn “sóng thần” mang tên Covid-19 tác động sâu sắc đến thị trường hàng không toàn cầu, nhiều doanh nghiệp trong ngành đối mặt với mức thiệt hại kỉ lục…, kiến nghị của “vua hàng hiệu” khiến mọi người bất ngờ.

Tuy nhiên với dự án này, ông Johnathan Hạnh Nguyễn không hoàn toàn thiếu đất dụng võ. Thực tế, ảnh hưởng tiêu cực kéo dài của dịch bệnh khiến lượng khách giảm mạnh, buộc các hãng hàng không “bẻ lái” để sinh tồn. Đặc biệt, khi nhu cầu vận chuyển vaccnie cùng thiết bị y tế, nhu yếu phẩm tăng mạnh, việc khai thác bụng tàu bay chở hàng ở trong nước và đi quốc tế được coi là giải pháp hiệu quả, giúp bù đắp mảng vận tải hành khách bị hụt thu nặng.

Vì vậy, đề xuất lập hãng bay chuyên chở hàng là nước cờ khôn ngoan của ông Johnathan Hạnh Nguyễn trong bối cảnh hiện nay.

Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 phủ bóng ngành hàng không, mảng vận tải hàng hóa lại “sống khỏe”. Do đó, việc cho ra đời hãng bay chuyên vận tải hàng hóa được coi là bước đi nhanh nhạy và hợp lý của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Ảnh: TL

Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 phủ bóng ngành hàng không, mảng vận tải hàng hóa lại “sống khỏe”. Do đó, việc cho ra đời hãng bay chuyên vận tải hàng hóa được coi là bước đi nhanh nhạy và hợp lý của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Ảnh: TL

Ngoài ra, IPP Air Cargo cũng không nhiều đối thủ trong nước cạnh tranh thị phần.

Trong quá khứ, Trai Thien Air Cargo là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam đăng kí kinh doanh chuyên vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, đến năm 2011, hãng bị "khai tử" sau 3 năm xin cấp phép thành lập với vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Kể từ đó, thị trường vận tải hàng hoá hàng không bỏ ngỏ.

Kinh doanh hàng không vốn là cuộc đua "đốt tiền". Nếu thuận lợi, cũng phải mất vài năm doanh nghiệp mới hòa vốn và tiến tới có lãi. Song, với hơn 30 năm kinh nghiệm cùng tiềm lực tài chính hùng mạnh và các mối quan hệ uy tín, tỉ phú Johnathan Hạnh Nguyễn hoàn toàn có thể làm chủ “cuộc chơi”.

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Giải chạy truyền thống đánh dấu kỷ lục về số lượng người tham gia
Giải chạy truyền thống đánh dấu kỷ lục về số lượng người tham gia Đông Hường

Sự kiện năm nay đã thu hút 11.500 vận động viên trong nước và quốc tế, đánh dấu kỷ lục về số lượng người tham gia trong lịch sử của giải chạy giàu truyền thống nhất của Việt Nam.

'Cha và con gái': Cuộc thi viết dâng trào tình cảm thiêng liêng
'Cha và con gái': Cuộc thi viết dâng trào tình cảm thiêng liêng Đông Hường

Sắp xếp lại ký ức đẹp đẽ nhất, lưu giữ lại những cảm xúc chân thành nhất, nhân lên những khát vọng, ước mơ đẹp về tình cảm giữa cha và con gái. Tất cả những điều thiêng liêng ấy được dâng trào trong cuộc thi viết chủ đề “Cha và con gái”.

Cuộc thi viết 'Cha và con gái' lần thứ 2 năm 2024 nhóm lên 'ngọn lửa' ấm gia đình
Cuộc thi viết 'Cha và con gái' lần thứ 2 năm 2024 nhóm lên 'ngọn lửa' ấm gia đình Đông Hường

Cuộc thi được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo ra những lan tỏa mạnh mẽ và những ý nghĩa tốt đẹp đến cộng đồng, từ đó thắt chặt hơn nữa sợi dây yêu thương của cha và con gái, nhóm lên "ngọn lửa" ấm gia đình.

Độc đáo lễ hội kén rể ở Hà Nội
Độc đáo lễ hội kén rể ở Hà Nội Đông Hường

Ngày 2/2 Âm lịch hàng năm, người dân làng Đường Yên tổ chức lễ hội kén rể với nhiều nghi thức và trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng nhớ công ơn của nữ tướng Lê Hoa.

Ấm áp không khí Tết Việt trên vùng lãnh thổ Bắc Australia
Ấm áp không khí Tết Việt trên vùng lãnh thổ Bắc Australia Đông Hường

Lần đầu tiên Xuân Quê hương được tổ chức với quy mô lớn tại Bắc Australia. Sự kiện với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ Việt Nam.

Xem thêm