Độc đáo những ngôi nhà kiến trúc Pháp ở thành phố mỏ Quảng Ninh
V. Hùng
-
Tháng 3/1883, thực dân Pháp chính thức đánh chiếm vùng mỏ Quảng Ninh và xây dựng nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn được sử dụng.
Công trình kiến trúc thời Pháp còn lại ở TP Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh nằm tập trung chủ yếu tại phường Cẩm Tây là khu trung tâm của thành phố trước đây bao gồm nhiều dãy phố như Nhà Thờ; Hòn Gai (Nguyễn Du ngày nay); Panl Doumer (Phan Chu Trinh ngày nay); Délégation (Hồ Tùng Mậu ngày nay); Lafaelte (Phan Đình Phùng ngày nay).
Hiện nay, tại Cẩm Tây vẫn còn một số khu nhà thời Pháp còn sót lại dù đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn là minh chứng cho những dấu tích lịch sử.
Toà đại lý hành chính Cẩm Phả, là nhà ở và nơi làm việc của quan đại lý Vavasseur, viên quan người Pháp có chức vụ cao nhất ở Cẩm Phả lúc bấy giờ. Người dân Cẩm Phả thời Pháp thuộc quen gọi là "dốc ông Đại”, khi Vùng mỏ được giải phóng (năm 1955) khu nhà này trở thành Văn phòng Thị ủy Cẩm Phả Khu nhà bệnh viện cũ nằm liền kề với tòa đại lý hành chính hiện do Trung tâm Hợp tác đào tạo Hồng Cẩm (Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam) quản lý. Đây là nơi giáo dục thực tế cho nhiều thế hệ học sinh nhà trường và một số trường của ngành than về lịch sử truyền thống công nhân vùng mỏ Bưu điện (đường Nguyễn Du, phường Cẩm Tây)gồm 8 mái lợp ngói, 4 góc và 2 phía đầu hồi là hình mái đao có dáng vẻ như 6 con rồng đang bay lên lấy cảm hứng như mái đình cổ của người Việt. Đây là công trình giao thoa giữa nền văn hóa phương Đông với sự tinh tế của kiến trúc Pháp xen kẽ với phong cách kiến trúc Đông Dương. Vào những năm 50 của thế kỷ trước, người dân gọi đây là nhà dây thép. Ông chủ bưu điện là người Pháp làm việc và ở luôn tại bưu điện Khu tập thể ngõ 2, phố Phan Đình Phùng, phường Cẩm Tây vốn là khu nhà bệnh xá của Pháp tại khu mỏ Cẩm Phả Tòa nhà khách vốn là khu nhà dành cho các kỹ sư, chủ mỏ người Pháp ở. Hiện khu nhà do Công ty Than Thống Nhất - TKV quản lý được sử dụng làm nhà khách và bố trí một số phòng làm việc
Khu nhà tròn (Dốc Thông, Cẩm Tây) là căn biệt thự được xây dựng từ thời Pháp, hiện tại có 8 gia đình sinh sống tại đây Nhà truyền thống Công ty Than Đèo Nai - Cọc Sáu hiện nay cũng là công trình từ thời Pháp. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, khu nhà này là dành cho các kỹ sư, chủ mỏ người Pháp ở (người dân vùng mỏ thường hay gọi là chủ nhì, chủ ba). Công trình này hiện nằm trong khuôn viên khối văn phòng của Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu Ngôi nhà nằm ở số 42 đường Nguyễn Du được xây dựng từ năm 1923. Chủ nhân là một ông cai thầu xây dựng, nhưng do làm ăn thua lỗ, ông bán lại ngôi nhà này cho ông Phạm Huy Chử (tức là ông cai Chử). Năm 1932, ông Chử cho tu sửa lại toàn bộ ngôi nhà và đưa gia đình về đó sinh sống. Ngôi nhà cho đến nay còn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc cũ, được chia làm 3 gian chính, mái lợp ngói mác-xây, cửa sổ bằng gỗ lim, trong kính ngoài chớp, nền nhà được tôn cao, lát gạch bông Dãy nhà 2 tầng phố Lê Lợi, nhà được xây dành riêng cho những cai, ký, người phục vụ làm cho sở mỏ thời Pháp Các nguyên liệu để xây dựng dãy nhà này là vật liệu cao cấp được vận chuyển từ Pháp sang, một số nhà hiện đã xuống cấp được người dân tu sửa lại phần nào Dãy nhà 2 tầng gần như nhuốm màu thời gian là nơi sinh sống của bao thế hệ người dân vùng mỏ Cẩm Phả
V. Hùng