Chủ nhật, 23/03/2025 14:00

Nên luộc cua ghẹ bằng nước nóng hay nước lạnh?

Hoàng Ly (T/H) -

Luộc cua ghẹ không khó, nhưng để cua ghẹ có thể giữ được độ tươi ngon, hương vị đậm đà, không bị mất chất dinh dưỡng hay bị khô thịt sau khi luộc thì hãy áp dụng cách đơn giản sau đây.

Cách chọn cua ghẹ tươi sống

Nên chọn con còn sống, di chuyển linh hoạt, khi chạm tay vào thì càng và chân co lại nhanh. Dùng tay nhấn vào mai hoặc bụng, nếu cứng và không lỏng bọng là cua, ghẹ chắc thịt.

Cua đực thường nhiều thịt, trong khi cua cái nhiều gạch, tùy vào sở thích mà bạn lựa chọn.

Ảnh: Bếp xưa

Rửa cua ghẹ đúng cách

Dùng bàn chải nhỏ để chà sát lớp bên ngoài của cua và ghẹ, đặc biệt là vùng khe càng và chân. Ngâm cua, ghẹ vào nước muối loãng hoặc nước vo gạo khoảng 10-15 phút để loại bỏ bùn đất. Sau khi rửa sạch buộc chặt càng cua ghẹ bằng dây để tránh tình trạng rụng càng khi luộc.

Luộc cua ghẹ nên dùng nước nóng hay nước lạnh?

Khi luộc cua ghẹ nên đổ nước lạnh, sau đó mới bật bếp. Nước lạnh sẽ khiến cua chín từ từ và nước ngọt của cua sẽ không bị mất, khiến hương vị của món ăn được bảo toàn, khi bạn thưởng thức sẽ thấy thịt cua ngon ngọt, hấp dẫn hơn.

Ảnh: Sohu

Nếu sử dụng nước nóng để luộc, nhiệt độ tăng đột ngột sẽ khiến cua ghẹ chín không đều, gây ra mùi tanh, nước ngọt bên trong cũng bị chảy mất, giảm độ ngon. Ngoài ra, việc luộc cua ghẹ bằng nước nóng sẽ gây hiện tượng rụng càng.

Bí quyết luộc cua ghẹ đúng cách

Trước khi luộc nên cho cua, ghẹ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 15-20 phút hoặc ngâm vào nước đá. Cách này làm chúng bị choáng ngất, không cử động, hạn chế bị rụng càng khi luộc.

Khi luộc, nắp nồi nên chừa khe hở nhỏ để tránh tình trạng chênh lệch nhiệt độ đột ngột, khiến cua, ghẹ bị sốc nhiệt và rơi càng.

Đầu tiên đổ nước vừa đủ vào nồi, cho một thìa rượu trắng vào nước để khử mùi tanh và tăng mùi thơm. Đặt phần bụng ghẹ hướng lên trên, sau đó rải một lớp gừng, ớt và hành lá lên bụng ghẹ.

Đậy nắp nồi và hấp trong 8 phút ở lửa lớn, sau khi nước trong nồi sôi hoàn toàn, chuyển sang lửa vừa và nhỏ và tiếp tục hấp trong 7 phút. Đừng vội mở nắp sau khi tắt bếp, bạn có thể dọn ra các món khác trước khi lấy ghẹ ra đĩa. Ghẹ được hấp trong thời gian 15 phút là hoàn hảo, đảm bảo ghẹ chín mà vẫn giữ được độ mềm, ngọt.

Một số lưu ý khi thưởng thức: Khi chín, bạn nên lấy cua, ghẹ ra ngay, tránh ngâm nước lâu khiến thịt bị nhão. Dùng kềm hoặc dao bổ để dễ dàng bóc thịt.

Khám phá thảo nguyên xanh trong lòng xứ Lạng

Khám phá thảo nguyên xanh trong lòng xứ Lạng

Sở hữu vẻ đẹp núi rừng hoang sơ, có thảo nguyên và suối chảy, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đang nổi lên như một điểm đến mới hấp dẫn trong mùa hè 2025.

Ẩm thực - du lịch  - 
Thơm lừng món chân giò kho sả ớt, ngon đậm vị quê

Thơm lừng món chân giò kho sả ớt, ngon đậm vị quê

Không cầu kỳ hay xa hoa, chân giò kho sả ớt là món ăn dân dã nhưng lại khiến người ta nhớ mãi bởi hương vị đậm đà, cay thơm và béo ngậy đặc trưng. Từng miếng chân giò mềm rục, lớp da bóng mỡ, thấm đẫm nước kho sánh vàng sóng sánh, hòa quyện với vị cay nồng của ớt, thơm lừng mùi sả, tất cả tạo nên một món ăn đậm chất quê nhà.

Ẩm thực - du lịch  - 
Chả tôm Thanh Hóa – Hương vị dân dã thơm lừng khó cưỡng

Chả tôm Thanh Hóa – Hương vị dân dã thơm lừng khó cưỡng

Chả tôm Thanh Hóa không chỉ là một món ăn mà còn là cả một câu chuyện về sự khéo léo và tinh tế trong ẩm thực miền Trung. Với lớp vỏ vàng ruộm giòn tan, bên trong là nhân tôm ngọt mềm hòa quyện cùng thịt béo thơm, món chả này dễ dàng chinh phục mọi thực khách, từ những người yêu thích hương vị truyền thống đến những ai muốn khám phá ẩm thực Việt Nam.

Ẩm thực - du lịch  -