Thứ tư,

3 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5 ở Hà Nội

Thứ sáu, ngày 01/07/2022   17:51 (GTM+7)

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận 3 người nhiễm biến chủng BA.5, đây là biến chủng phụ của Omicron, có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng trước đó.

Hà Nội ghi nhận 3 ca nhiễm biến chủng Omicron BA.5

Chiều 1/7, tại cuộc họp báo quý 2/2022 của UBND TP.Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội ghi nhận số ca mắc trung bình là 180 ca/ngày, giảm rất mạnh so với vài tháng trước đây.

Tuy nhiên, đáng chú ý, kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện Bạch Mai có 3 người tại Hà Nội nhiễm biến chủng BA.5. Đây là biến chủng phụ của Omicron, có khả năng lây nhiễm nhiều hơn các biến chủng khác như BA.1, BA.2 nhưng mức độ nặng hay không chưa có bằng chứng rõ ràng.

Theo ông Cương, các triệu chứng của 3 ca trên là nhẹ hoặc không triệu chứng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống biến thể BA.5

PGS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết: "Cũng tương tự như các biến chủng phụ Omicron trước, BA.5 có khả năng né tránh vắc xin một phần. Nhưng vắc xin vẫn giữ được hiệu quả giảm diễn tiến nặng và tử vong đối với BA.5.

Vì vậy người dân cần đi tiêm chủng khi có chỉ định tiêm chủng. Người cao tuổi hoặc người có bệnh nền cần tiêm mũi 4 (mũi nhắc lại lần 2) khi đã qua 4 tháng kể từ lúc tiêm mũi 3

Theo PGS Đỗ Văn Dũng, hiện nhiều người có suy nghĩ là nếu đã nhiễm Omicron rồi thì sẽ có miễn dịch tốt hơn nên không cần tiêm mũi 4. Điều này không đúng vì các nghiên cứu cho thấy nếu nhiễm Omicronn BA.1 và chưa tiêm chủng thì lượng kháng thể trung hòa tạo ra rất kém.

Nếu đã nhiễm Omicron BA.1 sau khi đã tiêm chủng thì kháng thể sẽ bảo vệ chống lại biến chủng Delta và Omicron BA.1, nhưng kháng thể đã có không bảo vệ với Omicron BA.4 và BA.5. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm các mũi nhắc lại của vắc xin Covid-19 để đối phó với làn sóng dịch này do BA.5.

"Người dân cần cảnh giác nhưng không nên quá lo lắng với biến chủng phụ này. Và nhớ rằng BA.5 không phải là biến chủng cuối cùng, vì vậy người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với hoàn cảnh và sinh hoạt, cũng như tiêm chủng vắc xin theo lịch tiêm được ngành y tế khuyến cáo", PGS Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh.

Theo TS Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), các bằng chứng khoa học cho đến hiện nay đã chỉ ra rằng hiệu quả bảo vệ của vắc xin để phòng mắc Covid-19 là trên 50%.

Ông Dương dẫn chứng: "Nghiên cứu gần đây do tạp chí y khoa hàng đầu thế giới NEJM công bố cho thấy hiệu quả bảo vệ sau tiêm mũi thứ 4 có thể ghi nhận ở cả 5 cấp độ của bệnh.

Cụ thể, hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 là 52%; hiệu quả bảo vệ khỏi mắc ở thể nhẹ có triệu chứng là 61%; hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do mắc Covid-19 là 72%; hiệu quả bảo vệ khỏi mắc Covid-19 ở thể nặng, nguy kịch là 64%; hiệu quả bảo vệ khỏi nguy cơ tử vong do mắc Covid-19 là 76%.

"Vắc xin vẫn là lá chắn bảo vệ để phòng, chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, người dân cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế", ông Dương nhấn mạnh.

Thêm 1 loại thuốc điều trị Covid-19 sản xuất trong nước được phép lưu hành

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa thông báo quyết định ban hành danh mục 1 loại thuốc Molnupiravir - điều trị Covid-19 sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Như vậy, đến nay đã có 4 loại thuốc Molnupiravir - điều trị Covid-19 sản xuất trong nước được cấp phép lưu hành.

4 triệu chứng hậu Covid-19 cần đi khám để chẩn đoán, điều trị sớm

Theo Bộ Y tế, hậu Covid-19, nếu người bệnh mệt mỏi kéo dài kèm với 4 triệu chứng dưới đây, cần đi khám ngay để chuẩn đoán và điều trị sớm.

Kim Ngân

Nguồn:

Gia Đình Việt Nam

copy link
Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm