Thứ sáu,

Ai dễ bị 'vi khuẩn ăn thịt người' tấn công?

Chủ nhật, ngày 12/06/2022   17:35 (GTM+7)

Whitmore hay con gọi là bệnh "vi khuẩn ăn thịt người" là bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong cao, một số trường hợp diễn tiến tối cấp, tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Whitmore

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Bửu Châu - Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, những nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” phân bố ở nhiều tỉnh thành phía Bắc và phía Nam. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, người lớn nhiều hơn trẻ em, mùa mưa nhiều hơn các mùa khác.

Tỷ lệ tử vong do bệnh Whitmore khá cao, trên 40%, nhất là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và viêm phổi nặng.

Triệu chứng của bệnh có thể cấp tính như sốt cao, suy hô hấp, tụt huyết áp hoặc có biểu hiện sốt kéo dài, viêm khớp, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn có thể gây nhiều thể lâm sàng khác nhau. Các thể lâm sàng này có thể xuất hiện riêng rẽ hay phối hợp như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết/sốc nhiễm khuẩn.

Các dạng nhiễm khuẩn da mô mềm phổ biến như áp xe dưới da, mụn mủ, viêm mô tế bào, áp xe đa cơ quan, áp xe gan, lách, thận, tiền liệt tuyến, tuyến mang tai, áp xe đa ổ ở mô dưới da...

Bác sĩ Châu cho biết thêm, đôi khi biểu hiện lâm sàng của Whitmore giống bệnh cảnh lao. Nói chung đây là bệnh nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ tử vong cao và một số trường hợp diễn tiến tối cấp, tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Hình ảnh tổn thương ở bệnh nhân bệnh Whitemore tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Ảnh: BVCC

Hình ảnh tổn thương ở bệnh nhân bệnh Whitemore tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Ảnh: BVCC

Đánh giá về loại bệnh này, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chia sẻ: "Điều đáng ngại là không giống bệnh nhiễm trùng khác, Whitmore không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo chỗ xâm nhập, do đó, giới y khoa định danh căn bệnh này là kẻ bắt chước đại tài".

Ông cho biết bệnh Whitmore biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng nên bác sĩ thường khó chẩn đoán ban đầu thông qua khám thông thường.

Chẳng hạn, khi vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập phổi, người bệnh có triệu chứng sốt, ho, khó thở, lâu ngày diễn tiến viêm phổi, áp xe phổi. Khi vi khuẩn xâm nhập qua da và cơ, triệu chứng bên ngoài là các khối áp xe, vết mủ, lâu ngày dẫn đến áp xe cơ, viêm mô tế bào.

Khi vi khuẩn đi vào xương, người bệnh sẽ bị viêm xương, đau nhức, sưng nề khiến đi lại khó khăn. Vi khuẩn đi vào máu gây hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, chúng còn có thể xâm nhập cơ quan nội tạng (gan, lách...) và hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não.

Thời điểm bệnh Whitmore vào mùa

TS Lê Quốc Hùng phân tích, vi khuẩn gây bệnh Whitmore có khả năng gây bệnh ở nhiều hệ cơ quan là do chúng xâm nhập cơ thể con người qua nhiều con đường.

Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn có khả năng sống dai dẳng trong đất ẩm, cát, bùn đất, nước ô nhiễm... Chúng xâm nhập vào cơ thể người qua vết trầy xướt. Ngoài ra, người mắc bệnh còn do hít phải bào tử của chúng trong không khí.

"Whitmore gây bệnh quanh năm nhưng mùa phát bệnh nhiều nhất là mùa mưa, do vi khuẩn sống trong đất, mưa xuống gây ngập lụt, chúng đi theo dòng nước, phát tán nhiều hơn do gia tăng sự tiếp xúc của con người", ông nói thêm.

Từ con đường lây nhiễm này, TS Hùng cảnh báo 2 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Whitmore cao nhất là nông dân, người làm nghề chăn nuôi, người tiếp xúc nhiều với nước. Trường hợp thứ 2 là người có hệ miễn dịch yếu như mắc bệnh viêm phổi mạn tính, đái tháo đường, ung thư...

Nông dân, người làm nghề chăn nuôi, người tiếp xúc nhiều với nước là những đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore. Ảnh minh họa

Nông dân, người làm nghề chăn nuôi, người tiếp xúc nhiều với nước là những đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore. Ảnh minh họa

TS Hùng cảnh báo, từ lúc Whitmore khởi phát triệu chứng đến khi chuyển biến nặng chỉ trong khoảng 7 - 10 ngày, nếu chậm trễ điều trị, người bệnh có thể tử vong, tỷ lệ lên đến 70 - 80%.

Whitmore có thể được điều trị cho hiệu quả tốt bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu đến bệnh viện muộn, tổn thương từ các cơ quan lan rộng, người bệnh có thể rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng và tử vong.

"Bệnh này có từ lâu. Từ thập niên 1940-1970, nhiều trường hợp bệnh Whitmore trên lính Pháp và lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã được ghi nhận. Họ gọi căn bệnh này là 'quả bom nổ chậm', bởi vi khuẩn có thể sống trong cơ thể con người đến 60 năm sau mới phát bệnh", TS Hùng nói thêm.

Do đó, nếu điều trị không đúng cách, sau một thời gian Whitmore có thể tái phát do xoắn khuẩn tồn tại lâu trong cơ thể, tái phát có thể dao động khoảng 10%.

Chưa hết Covid-19, nhiều trẻ lại nhiễm tay chân miệng

Không chỉ Covid-19, bệnh sốt xuất huyết gia tăng mà hiện nay các ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng đang bùng phát khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Gần 1.000 trẻ mắc tay chân miệng trong 4 tháng đầu năm: Cha mẹ lưu ý các biện pháp phòng bệnh đúng cách

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cảnh báo, số ca bệnh tay chân miệng đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Do vậy, biện pháp phòng bệnh chính là thực hiện đúng cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Kim Ngân

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm