Thứ hai,

Bồi hồi nhớ ngày đầu tiên đi học đơn sơ, ấm áp những năm 80 của thế kỷ trước

Thứ hai, ngày 05/09/2022   11:25 (GTM+7)

Buổi tối trước ngày khai trường, mẹ tôi ngồi bọc sách vở bằng báo cũ. Không đủ báo, mẹ lấy cả vỏ bao xi măng làm “áo mới” cho những quyển sách giáo khoa cũ do chị họ tôi để lại. Bên ngoài dán nhãn, ghi rõ họ tên, trường lớp.

Cầm quyển vở mới còn thơm mùi mực lẫn mùi báo cũ, cảm giác yêu thương con chữ đầu đời theo tôi mãi đến giờ.

Bồi hồi nhớ ngày khai trường những năm 80 của thế kỷ trước. Ảnh tư liệu

Bồi hồi nhớ ngày khai trường những năm 80 của thế kỷ trước. Ảnh tư liệu

Ngày này 36 năm trước, sau 2 năm học mẫu giáo ở nhà kho hợp tác xã, tôi chính thức bước chân vào lớp 1. Làng tôi ven biển, bao đời bị “ám” bởi câu tục ngữ Chữ nghĩa văn chương không bằng cái xương con cá lẹp nên trẻ em khi đó phải 8 - 9 tuổi mới đến trường, nhiều đứa không theo học mẫu giáo. Chúng phải ở nhà trông em vì nhà nào cũng phải 5 - 7 đứa lít nhít. Theo ngư dân quê tôi, phải đông con nhiều cháu mới có người đi biển và làm ruộng. Thiếu cá, thiếu thóc thì đói chứ thiếu chữ không thể chết. Thế nên trong số bạn bè vào lớp 1 năm ấy, tôi là đứa nhỏ tuổi nhất.

Nhỏ tuổi nhất nhưng ngày khai trường lại “cõng” chiếc cặp to nhất. Chính xác là chiếc ba lô cũ của bố tôi gửi về từ miền Nam trở thành chiếc cặp đầu đời. Chiếc ba lô màu xanh lá cây đã sờn bạc được bà nội phủ bụi, giặt sạch, phơi khô trước đó cả tuần.

Buổi tối trước ngày khai trường, mẹ tôi ngồi bọc sách vở bằng báo cũ. Không đủ báo, mẹ lấy cả vỏ bao xi măng làm “áo mới” cho những quyển sách giáo khoa cũ do chị họ tôi để lại. Bên ngoài dán nhãn, ghi rõ họ tên, trường lớp của tôi. Cầm quyển vở mới còn thơm mùi mực lẫn mùi báo cũ, cảm giác yêu thương con chữ đầu đời theo tôi mãi đến sau này.

Lúc đó, trẻ em đi khai trường chưa có bóng bay, cũng không có cờ tổ quốc bán sẵn như bây giờ. Ông nội tôi bằng cách nào đó đã tiết kiệm một chút giấy làm vàng mã từ Rằm tháng Bảy để kết cho cháu trai một lá cờ đỏ thắm. Ông bảo, vẫn còn một ít giấy để dành đến tết Trung thu làm đèn kéo quân đi chơi trăng ngắm chị Hằng với chú Cuội.

Trong buồng, mẹ tôi cặm cụi bên chiếc bàn là được làm nóng bằng than củi để là phẳng lại bộ quần áo để dành từ dịp Tết Nguyên Đán cho tôi mặc đi khai trường. Dưới bếp, bà nội đang ngâm gạo nếp và đậu đen. Bà vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa nói: “Sáng mai nghỉ một bữa khoai xéo, bà đồ xôi đậu cho cháu ăn để học hành đỗ đạt”. Lúc đó tôi chẳng hiểu đỗ đạt là gì, chỉ vui vì ít nhất cũng không phải lặp lại điệp khúc ăn sáng bằng khoai lang. Cũng chẳng hiểu sao bà tôi dù không biết chữ nhưng lúc nào cũng nói chuyện đỗ đạt và đọc Truyện Kiều lanh lảnh khắp nhà.

Đêm hôm đó, tôi đi ngủ muộn, trong giấc mơ chập chờn màu áo trắng tung tăng trên sân trường. Sáng tỉnh dậy, tôi thấy bà đã nắm sẵn 2 nắm xôi, một nắm đưa cho tôi ăn, nắm còn lại bà bỏ vào ba lô, dặn tôi khai giảng xong thì ăn cho đỡ đói.

Sách vở, bút chì, que tính và cả lọ mực Cửu Long được mẹ tôi cho hết vào chiếc ba lô. Mẹ bảo, dù hôm nay khai giảng không phải tập viết nhưng con nên mang cặp, sách đến trường để lấy may. Sách vở sẽ theo con suốt những năm học nên ngày khai trường phải mang theo nó bên mình. Tôi chưa đủ lớn để hiểu ý nguyện của mẹ nhưng cũng cảm thấy thích vì sẽ có dịp khoe chiếc ba lô với lũ trẻ cùng xóm. Chúng nó chắc gì đã có áo trắng và chiếc ba lô độc đáo như tôi.

Đường từ nhà đến trường chừng 2 cây số. Từ sáng sớm, lũ bạn đã í ới gọi nhau đi khai trường. Hồi đó, bố mẹ phải ra đồng, ra biển sớm nên trẻ con tự đến trường, kể cả ngày khai giảng. Mấy đứa bạn, tối qua còn cởi trần lùa nhau đánh trận giả, sáng nay cũng xúng xính quần áo mới, nô nức đến trường. Thằng Lâm, 8 tuổi, quần ống thấp, ống cao, bế cả đứa em gái 2 tuổi theo. Em nó mặt chưa kịp rửa, thò lò mũi xanh, ngủ gà ngủ gật, thi thoảng lại khóc thét lên.

Sáng mùa thu, gió nhè nhẹ, chúng tôi dắt tay nhau đến trường. Thi thoảng, các bà, các cô đang nhổ cỏ, tát nước dưới ruộng lại ngước cổ lên trêu: “Này đám nhất quỷ nhì ma! Chữ nghĩa văn chương không bằng cái xương con cá lẹp”. Lũ chúng tôi, có đứa bĩu môi ra vẻ các bà, các cô lạc hậu lắm. Còn tôi, lúc đó chỉ tủm tỉm cười. Tôi vẫn chưa quen cảm giác mặc quần áo đẹp đến trường.

Sau khoảng 30 phút cuốc bộ, ngôi trường cũng hiện ra. Trường tôi mái ngói đỏ tươi, bao quanh là cánh đồng lúa bát ngát. Giữa sân trường, lần đầu tiên tôi thấy một cái sân khấu lớn đến vậy. Sân khấu được ghép từ luồng và ván, phía dưới kê gạch vồ (loại gạch màu trắng được làm bằng xôi, xỉ và cát). Trên phông chính của sân khấu được cột vào một cây bàng đã trổ lá đỏ trưng dòng chữ: “Lễ khai giảng năm học mới 1986 - 1987”. Phía dưới là tượng Bác Hồ được đặt trang trọng trên bục gắn đài hoa sen.

Ngày khai trường giản dị, đơn sơ, đầy ắp kỷ niệm trong ký ức của tôi. Ảnh minh họa

Ngày khai trường giản dị, đơn sơ, đầy ắp kỷ niệm trong ký ức của tôi. Ảnh minh họa

Chúng tôi ngay ngắn xếp hàng ở sân trường dưới tán cây bàng, cây phượng. Trên sân khấu giọng một người đàn ông cao gầy, đeo kính trắng trầm ấm cất lên mở đầu cho buổi lễ. Sau này tôi mới biết, đó là thầy hiệu trưởng. Theo như các anh chị lớp trước, đó là người… to nhất trường, to hơn cả lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm. Hồi trống khai trường thầy hiệu trưởng đánh vang xa đến tận cánh đồng lúa, nơi các cô, các bà vừa trêu chúng tôi là lũ nhất quỷ nhì ma.

Tôi nhận ra người anh họ đang đóng vai anh Kim Đồng trong một vở kịch chào mừng năm học mới. Anh tôi hôm nay oai quá! Anh đội chiếc mũ nồi, vai đeo túi vải, tay cầm chiếc lồng chim trông rất chững chạc. Tôi gọi mãi mà anh không nghe! Tôi toan chạy lên sân khấu gọi anh nhưng cô giáo kịp giữ lại. Cô nói: “đó là anh Kim Đồng, người anh hùng nhỏ tuổi không phải anh họ của em đâu”. Giải thích của cô giáo cũng không thuyết phục được tôi. Rõ ràng đó là anh Tuấn, anh họ tôi, người vẫn cùng tôi buổi chiều thả diều trên bờ biển.

Lễ khai giảng vừa tan, tiếng bóp kèn bán kem inh ỏi xen lẫn tiếng rao: “Ai kẹo kéo đi” náo loạn cả sân trường chốc nó dừng lại, giả đút kem cho bạn nhưng kem chưa vào miệng nó lại rút ra khiến bọn trẻ một phen chưng hửng. Phải đến khi người đàn ông đeo băng đỏ ở tay phải mà sau này tôi mới biết đó là bác bảo vệ xuất hiện thì trật tự mới được vãn hồi. Thằng Thành bèn nuốt chửng phần kem còn lại rồi chạy một mạch vào lớp.

Sau này, từng đi qua hàng chục mùa khai trường nhưng ký ức về ngày đầu tiên đi học vẫn theo tôi mãi. Để rồi cứ đến đầu tháng 9, mỗi lần nghe tiếng trống trường, lòng tôi lại nao nao.

"Cái trống lặng yên

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá.

Kìa trống đang gọi

Tùng tùng tùng tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng".

(Trích bài thơ Cái trống trường em của nhà thơ Thanh Hào)

TP.HCM đề xuất không khai giảng, học sinh bắt đầu năm học mới qua internet

Hôm nay (18/8), Sở GD-ĐT TP.HCM đã có tờ trình UBND TP.HCM về phương án tổ chức năm học mới. Trong đó, đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng.

Quang Duy

Nguồn:

Gia Đình Việt Nam

copy link
Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Tham khảo những chiến thuật của các ông bố khi xử lý tình huống dở khóc dở cười

Trong tập 6 Mẹ vắng nhà Ba là Siêu nhân 2024, nhiều tình huống khó xảy ra, các ông bố đã phải sử dụng nhiều chiến thuật để giúp con hiểu, trải nghiệm cuộc sống tốt hơn.

Đông Hường
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh được khám và điều trị. Không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Đông Hường
Hàng ngàn nhân viên y tế sải bước, lan tỏa thông điệp chạy bộ an toàn

Với quy mô gần 5.000 người tham dự, giải chạy đã kết nối nhân viên y tế cùng rèn luyện sức khỏe để chăm sóc cho người bệnh tốt hơn, lan tỏa thông điệp chạy bộ an toàn.

Đông Hường
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Dân tình rần rần đăng ký tham gia khiến Giải chạy UMC Run 'cháy' vé

Ngay từ khi mở cổng đăng ký vào cuối tháng 2/2024, giải chạy đã “cháy" vé với 3.000 vận động viên đăng ký tham gia ở mọi cự ly. Có gì ở Giải chạy UMC Run mà khiến dân tình rần rần đăng ký tham gia?

Đông Hường
Hoa khôi ‘Nét đẹp thầy thuốc trẻ' có nụ cười tỏa nắng, càng nhìn càng 'cuốn'

Với phần thể hiện xuất sắc, cùng nụ cười tỏa nắng, điều dưỡng Phạm Thị Thu Đông đã chinh phục Ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi “Nét đẹp thầy thuốc trẻ - Miss HYPA 2024”.

Đông Hường
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?

Những điều nhỏ bé trong cuộc sống luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt là trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân sau khi có con.

Đông Hường
‘Âm thanh của tình anh em’ ngân lên nhiều cảm xúc, tạo năng lượng tươi mới, trẻ trung, tích cực

Dự án “Âm thanh của tình anh em” mang đến cho khán giả Việt Nam hai buổi trình diễn đặc biệt. Chương trình quy tụ 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Xem thêm