Thứ hai,

Cảnh báo nguy cơ bị tan máu cấp tính do ngộ độc viên băng phiến để trong tủ quần áo

Thứ năm, ngày 28/04/2022   14:39 (GTM+7)

Băng phiến có thể đuổi gián, mối trong tủ quần áo nhưng các thành phần của nó có thể gây hại nhiều hơn lợi và đã không ít câu chuyện đau lòng xảy ra.

Băng phiến có mùi đặc trưng, mùi hóa chất cay nồng không chỉ xộc vào mũi mà còn có thể gây hại cho các thành viên trong gia đình bạn. Do hình dạng giống viên kẹo, chúng có thể bị nhầm với thức ăn và có thể bị trẻ em, vật nuôi nuốt phải, dẫn đến ngộ độc hoặc các vấn đề sức khỏe.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Băng phiến được làm từ hai thành phần chính là naphthalene và paradichlorobenzene. Naphtalen là chất rắn dạng tinh thể màu trắng, được ép thành viên gọi là băng phiến. Naphtalen có tính thăng hoa, tức có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần qua giai đoạn trung gian là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Do vậy, viên băng phiến để trong tủ sẽ bay hơi, tạo mùi xua đuổi côn trùng, rận, rệp...

Nghiên cứu từ Đại học bang Oregon, Mỹ cho thấy, băng phiến hoạt động bằng cách giải phóng các chất hóa học vào không khí. Nếu bạn ngửi thấy nó, rất có thể bạn đang hít phải các chất nguy hại, dẫn đến đau đầu, khó thở và thậm chí là buồn nôn. Một khi mùi đó lan tỏa trong môi trường không khí, nó có thể thấm vào đồ đạc, quần áo, sàn nhà của bạn và rất khó để loại bỏ.

Cách đây không lâu, một bé gái Trung Quốc bị hội chứng tan máu (huyết tán) cấp tính do ngộ độc băng phiến đã gây xôn xao dư luận. Được biết, sự việc xảy ra khi bà mẹ nhận thấy con gái nhỏ gần đây biểu hiện không được lanh lợi, mắt lờ đờ, cử động chậm chạp, phản ứng với âm thanh hình ảnh đều không nhanh nhẹn như khi mới chào đời. Đặc biệt bé rất hay bị trúng gió, da mặt vàng hơn hẳn các bé cùng tháng, người mẹ trẻ liền vội vã đưa con đi khám.

Tại bệnh viện, vừa bắt đầu thăm khám, bác sĩ đã ngửi thấy mùi băng phiến nồng nặc trên cơ thể bé gái. Lúc bấy giờ người mẹ mới giải thích rằng, nhà mình ẩm thấp, khắp nhà luôn để sẵn nhiều băng phiến để chống gián, mối. Qua chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ cho biết, bé gái bị hội chứng tan máu (huyết tán) cấp tính vì ngộ độc băng phiến.

Do bị huyết tán kéo dài trong nhiều tháng, hồng cầu trong cơ thể cháu bé bị vỡ quá nhanh, chưa kịp sản sinh ra lượng mới đủ để bù đắp khiến cháu bị vàng da, thiếu máu não, phản ứng chậm chạp. Nguy hiểm hơn, bé gái 8 tháng này còn bị ảnh hưởng trầm trọng đến não bộ, gây ra tình trạng trì trệ, thiểu năng giống như người bị bệnh down bẩm sinh.

Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp nguy hại do thói quen sử dụng băng phiến gây nên.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các dấu hiệu ngộ độc cấp tính gồm: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Trong khi đó, ngộ độc mãn tính có thể dẫn đến vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em chậm lớn. Bệnh nhân có thể tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp trên (mũi, hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mãn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc (lớp nằm trong cùng của đáy mắt) làm giảm thị lực.

Tổ chức Sức khỏe và Bệnh viện Hoa Kỳ (Department of Health and Hospitals) khuyến cáo bạn không cất giữ băng phiến trong tủ quần áo, ngăn kéo hoặc các phòng trong nhà. Trong trường hợp bạn buộc phải sử dụng băng phiến nên giữ chúng trong hộp kín. Nếu đồ của bạn đã tiếp xúc với băng phiến, cần giặt chúng thật sạch để không có nguy cơ hít phải hóa chất.

Một cửa hàng bách hóa bị phạt gần 1,8 tỷ đồng vì “đội giá” thực phẩm lúc bùng dịch

Bán bắp cải và nhiều mặt hàng với giá cao bất thường, cửa hàng bách hóa Nhật Bản Takashimaya bị cơ quan quản lý thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) xử phạt 500.000 nhân dân tệ (tương đương 1,79 triệu đồng).

Mắc Covid-19 nhiều lần ảnh hưởng thế nào đến hệ miễn dịch cơ thể?

Hầu hết số ca F0 hiện nay đều không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, việc mắc Covid-19 nhiều lần là điều cần tuyệt đối tránh để bảo đảm sức khỏe.

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm