Chủ nhật,

Uống nước đun sôi bằng ấm siêu tốc hại thần kinh, gây ung thư?

Thứ tư, ngày 28/09/2022   16:41 (GTM+7)

Mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng, sử dụng nước đun bằng ấm siêu tốc lâu ngày không tốt cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư. Thực hư thế nào?

70% cơ thể con người là nước, chúng ta cần bổ sung khoảng 1500 ~ 2500 ml nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Uống đủ nước sẽ thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường lưu thông máu và đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc trong cơ thể.

Hiện nay, quan niệm giữ gìn sức khỏe của mọi người ngày càng được chú trọng hơn, việc uống nước gì, uống nước như thế nào đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong cuộc sống. Trên mạng xã hội một số người cho rằng việc sử dụng nước đun bằng ấm siêu tốc lâu ngày không tốt cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Thanh Đảo (Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc thử nghiệm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các nhân viên đã chọn ngẫu nhiên các ấm điện từ 30 hộ gia đình, cũng như các mẫu nước từ nước máy, nước mưa và 14 ấm điện mới từ trung tâm mua sắm, với giá dao động từ 100 nghìn đến 1 triệu, bao gồm thép không gỉ thông thường và thép không gỉ 304.

Kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng của các kim loại như niken và sắt không thay đổi đáng kể ở bất kỳ nhãn hiệu, giá cả hay chất liệu nào, dù là ấm điện cũ hay mới, trước khi đun, sau khi đun trong 12 giờ. Nói cách khác, hầu hết các ấm điện trên thị trường về cơ bản là an toàn, miễn là nước sử dụng để đun đủ tiêu chuẩn là có thể yên tâm sử dụng sau khi đun sôi.

Tuy nhiên, một trong những sai lầm phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc là đun sôi lại nước đã được đun sôi trước đó. Do cần nước nóng, đun sôi rồi nhưng bận rộn hay không để ý nên để nước nguội đi, sau đó lại tiếp tục đun sôi nước này. Theo các chuyên gia, đây là điều thật sự không tốt cho sức khỏe mà còn gây ra nhiều bệnh tật tiềm ẩn.

Theo Boldsky, nước đun sôi khiến các hợp chất có hại bốc hơi và an toàn để uống. Khi nước này được tái đun sôi và giữ sôi trong thời gian dài sẽ tập trung các hợp chất có hại và không an toàn cho người uống.

Nếu bạn sử dụng nước máy để đun sôi, nó không thể loại bỏ nguy cơ clo khử khuẩn trong đó tác động nhiệt thành Clorofom, còn gọi là Trichloromethane (CHCl3). Chất này từng được sử dụng như thuốc gây mê ở thế kỷ 19 và có khả năng gây tổn thương mạch máu, tế bào, hệ thống thần kinh, hệ thống sinh sản, đường ruột nếu tích tụ lâu ngày.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, nước đun sôi không phải loại nước uống tốt nhất vì khi để nguội có nguy cơ tái nhiễm bẩn rất cao. Quá trình đun sôi khiến các vi sinh vật chết đi, phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước. Một số vẫn có thể ảnh hưởng đến con người, số khác trở thành thức ăn cho các vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào nước.

Có người cho rằng dùng ấm điện đun nước lâu ngày sẽ gây ung thư, nhận định này không có cơ sở khoa học nên bạn đừng quá hoang mang trước những lời đồn thổi. Chỉ cần nguồn nước được chọn đảm bảo sức khỏe và sử dụng ấm siêu tốc đạt tiêu chuẩn quốc gia sẽ không gây hại cho cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng ấm điện, bình siêu tốc

Các chuyên gia cho biết, nếu muốn giảm thiểu tác hại cần tuân thủ 4 lưu ý quan trọng sau khi đun nước uống bằng các thiết bị này:

- Không dùng nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, giếng, suối… để đun nước uống. Tốt nhất là dùng nước đã lọc hoặc ít nhất là nước đã khử khuẩn an toàn.

- Không rót uống trực tiếp từ bình siêu tốc, ấm điện mà cần để nguội rồi bảo quản trong bình, chai kín có nắp đậy ngay lập tức.

- Dùng riêng một thiết bị chỉ để đun nước uống. Không dùng ấm thường đun nước để nấu thức ăn, hâm sữa… hay bất cứ việc nào khác.

- Cần vệ sinh ấm thường xuyên, đặc biệt là phần cặn bẩn đọng lại sau mỗi lần đun.

1,8 triệu người tử vong vì ung thư phổi mỗi năm: 8 triệu chứng thường gặp cảnh báo mắc bệnh

Ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong các loại ung thư, với khoảng 1,8 triệu người chết mỗi năm.

Đau 3 bộ phận này đừng chủ quan, có thể bạn đã mắc ung thư

Bất kì ai cũng có thể mắc ung thư khi cơ thể đau kéo dài ở 3 bộ phận này. Khi đó tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám.

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm