Chủ nhật,

Để điện thoại thường xuyên trong túi quần có làm suy giảm chất lượng tinh trùng, gây vô sinh?

Thứ sáu, ngày 12/08/2022   09:20 (GTM+7)

Nhiều người coi điện thoại di động là vật bất ly thân và thường xuyên có thói quen để điện thoại trong túi quần mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Trong xã hội phát triển, điện thoại di động như người bạn thân thiết, là vật bất ly thân của mọi người. Ngay cả khi không sử dụng, nhiều người vẫn giữ điện thoại bên cạnh hoặc đúc túi quần.

Tuy nhiên, đây cũng là chủ đề khiến nhiều người bàn tán và cho rằng, thói quen để điện thoại trong túi quần thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam lẫn nữ, tăng nguy cơ vô sinh. Vậy, thực hư thông tin này thế nào?

Chia sẻ về vấn đề này, ThS-BS. Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết, chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng wifi, sóng điện thoại ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sóng radar từ trường lớn cạnh những đơn vị quân sự có nguy cơ ảnh hưởng đến tinh trùng của người đàn ông thì đã có bằng chứng khoa học chứng minh.

Để điện thoại trong túi quần là thói quen của rất nhiều người. Ảnh minh họa: IT

Để điện thoại trong túi quần là thói quen của rất nhiều người. Ảnh minh họa: IT

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Hoài Bắc - Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy điện thoại gây ảnh hưởng đến cương dương cũng như chức năng hoạt động tình dục của nam giới nói chung. Tuy nhiên, người ta nhận thấy, điện thoại có ảnh hưởng nhiều đến sự di động, hình dạng của tinh trùng. Vì thế, việc tiếp xúc, phơi nhiễm nhiều với sóng điện thoại di động, sóng từ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhiều hơn là khả năng tình dục.

“Chúng ta cũng cần lưu ý đấy mới chỉ là những nghiên cứu mới làm ở trong phòng thí nghiệm, theo những điều kiện tiêu chuẩn. Còn trên thực tế, điện thoại có ảnh hưởng trên người, cụ thể là sức khoẻ tình dục của nam giới hay không thì chờ những nghiên cứu cụ thể quan sát trên cộng đồng”, bác sĩ Bắc cho hay.

Chia sẻ thêm về nguy hiểm từ việc “nghiện” điện thoại, ThS-BS. Phan Chí Thành nhấn mạnh: “Lối sống hiện nay khiến tôi phải cảnh báo mọi người là chúng ta không phải bị tổn thương bởi sóng điện thoại mà bị tổn thương bởi màn hình điện thoại. Bởi lẽ, tất cả chúng ta ăn điện thoại, ngủ điện thoại, sống điện thoại... sẽ dẫn tới nhiều vấn đề xảy ra”.

Trao đổi cụ thể về việc này, bác sĩ Thành cho biết, việc sử dụng điện thoại như vật bất ly thân sẽ dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

"Đặc biệt khi vào ban đêm, chúng ta ngủ để điện thoại ở bên mình, chỉ cần 1 lần màn hình điện thoại bật sáng, ngay lập tức cả cơ thể phải chuyển động, khởi động sang 1 chế độ chuyển nhịp sinh học từ ngày sang đêm hoặc từ đêm sáng ngày. Nếu tình trạng này kéo dài trong 1 đêm, chuyển nhịp vài lần sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng giấc ngủ”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng cho rằng, việc “nghiện” điện thoại sẽ dẫn tới vợ chồng không nói chuyện với nhau, mà chỉ sử dụng điện thoại, tạo ra khoảng cách của hai người.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất trên thế giới, trong đó 50% số ca mắc bệnh nằm ở độ tuổi dưới 30.

Đặc biệt, tỉ lệ vô sinh thứ phát (vô sinh sau một lần có thai) đang gia tăng đến 15 - 20% sau mỗi năm và chiếm hơn 50% các cặp vợ chồng vô sinh. Tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả 2 vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân.

Đàn ông trên 50 tuổi nên 'cạch mặt' 3 môn thể thao này nếu không muốn tuổi già đến sớm

Người trung niên và người cao tuổi các chức năng thể chất bắt đầu suy giảm dần. Chọn bài tập không đúng không những phản tác dụng mà còn làm tổn thương cơ thể.

Đàn ông tự tin đến mấy cũng cần lưu ý những dấu hiệu này

Lão hóa là một trong những quá trình tất yếu mà hầu hết ai cũng phải trải qua trong đời. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa ở mỗi người khác nhau, có người trông trẻ hơn nhiều so với tuổi, cũng có người trông rất già.

Thúy Ngà

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm