Thứ hai,

Dịch chồng dịch, nhiều triệu chứng giống nhau khiến người dân hoang mang không biết mắc bệnh gì

Thứ bảy, ngày 03/09/2022   16:51 (GTM+7)

Sốt xuất huyết, cúm A, Covid-19 liên tục bùng phát với nhiều triệu chứng giống nhau khiến người dân hoang mang, không xác định đúng loại dịch bệnh dẫn đến bệnh chuyển nặng, thậm chí tử vong.

Chị N.T.L (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào tháng 3 vừa qua - giai đoạn đỉnh dịch Covid-19 tại Hà Nội, chị cũng giống như nhiều người khác trở thành F0.

Covid-19 khiến chị L. phải chật vật chống chọi với những trận sốt 39 - 40 độ gần một tuần lễ.

5 tháng sau, với cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, chị L. lại nhận "cú đánh bồi" từ cúm A.

"Lần này tôi còn bị nặng hơn hồi mắc Covid-19", chị . vừa nói vừa thở dốc, "Ban đầu tôi cảm thấy bị sốt và rét run, đau buốt xương và nhức người. Đinh ninh rằng mình bị tái nhiễm Covid-19 chủng mới nhưng đến khi làm test nhanh tại nhà lại cho kết quả âm tính SARS-CoV-2. Sốt 39 - 40 độ C. Tuy nhiên, uống thuốc hạ sốt lại không hề giảm, tôi hoang mang cực độ vì không biết mình đang mắc bệnh gì".

Chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ, chị L. từ một người khỏe mạnh phải nhập viện cấp cứu vì sốt cao.

"Bác sĩ cho biết tôi bị Cúm A, may tôi được cấp cứu kịp thời không thì không biết mọi chuyện sẽ ra sao", chị L. chia sẻ.

Tương tự, anh Đ.H (46 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) bị sốt cao từ 39-40 độ C trong 2 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng nhiệt độ chỉ giảm nhẹ, không thể cắt sốt hoàn toàn. Ngoài triệu chứng sốt, anh H chỉ cảm thấy rất mệt mỏi, không muốn ăn uống gì nên người nhà nghĩ rằng, anh mắc Covid-19 lần 2 nên tiếp tục tự điều trị tại nhà. Ngày thứ 4, anh H đau đầu liên tục, không chịu nổi phải đến bệnh viện xét nghiệm thì bác sĩ cho biết, anh H mắc sốt xuất huyết Dengue 1, tiểu cầu giảm mạnh.

Sau khi được điều trị 1 tuần tại bệnh viện, anh H đã khỏe mạnh xuất viện. "Cũng may tôi vào viện kịp thời, nếu không bệnh đã chuyển biến nặng hơn nữa. Vì ở nhà không nghĩ đến mắc sốt xuất huyết nên chủ quan không đi viện", anh H nói.

Nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng do không xác định đúng loại bệnh. Ảnh minh họa.

Nhiều trường hợp bệnh chuyển nặng do không xác định đúng loại bệnh. Ảnh minh họa.

Tại một số cơ sở điều trị bệnh nhiệt đới, số ca bệnh nhập viện có xu hướng gia tăng, đáng chú ý, có nhiều ca bệnh nặng.

Theo TS.BS Thân Mạnh Hùng - Phó trưởng Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết, mỗi ngày tiếp nhận từ 3-6 ca nặng từ tuyến dưới chuyển lên.

Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ 38 tuổi, khi vào viện đã là ngày thứ 4 của bệnh, rất nặng, suy hô hấp, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân có tiến triển, qua giai đoạn nguy hiểm, sức khỏe tương đối ổn định, đang dần được cai thở máy, cai thuốc an thần. Nếu tiến triển tốt có thể sớm rút ống nội khí quản cho bệnh nhân.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nam vào viện trong tình trạng tiểu cầu rất thấp, bệnh đã ở ngày thứ 6, có tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng.

Bệnh nhân khó thở, được hỗ trợ thở ôxy kính 3 lít/1 phút. Đến nay, dấu hiệu hô hấp tạm ổn, tuy nhiên, hiện tượng tràn dịch màng phổi vẫn gây khó chịu cho người bệnh, bệnh nhân chướng bụng và có phản xạ ho.

"Khi vào viện, tiểu cầu của bệnh nhân này giảm mạnh chỉ còn 6 G/L, chúng tôi đã tiến hành truyền tiểu cầu cho bệnh nhân. Hôm nay là ngày thứ 8 của bệnh sốt xuất huyết, tiểu cầu đã dần tăng lên 18 G/L. Thông thường, bắt đầu từ ngày thứ 8, thứ 9 trở đi là giai đoạn tái hấp thu dịch, hy vọng 1 - 2 ngày nữa, tình trạng người bệnh sẽ cải thiện tốt hơn", bác sĩ Hùng cho hay.

Số bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng, nhiều ca bệnh nặng. Ảnh minh họa

Số bệnh nhân nhập viện có xu hướng gia tăng, nhiều ca bệnh nặng. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ, trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta cùng lúc phải đối mặt với 3 loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, cúm A, Covid-19), người dân đôi khi chưa đánh giá đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh.

"3 bệnh này đều có đặc điểm chung là sốt, nên khi bị sốt, bệnh nhân rất mơ hồ không biết mắc bệnh gì", bác sĩ Hùng cho hay.

Vị bác sĩ cho hay, với cúm và Covid-19 là bệnh lây qua đường hô hấp, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi...

Còn với bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây qua muỗi đốt, lây qua đường máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một yếu tố đó thì không đủ để phân định được 3 bệnh lý trên.

"Chúng tôi khuyến cáo người dân khi có triệu chứng sốt, đau mỏi… nên đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên bệnh, từ đó có theo dõi phù hợp, tránh trường hợp biến chứng nặng, điều trị khó khăn", bác sĩ Hùng cảnh báo.

Nỗ lực phòng dịch sốt xuất huyết từ những điều căn bản nhất

Các ca bệnh sốt xuất huyết đang liên tục nhảy vọt. Tỷ lệ các ca bệnh nặng khá cao. Trước tình hình này, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chính là cách đối phó thông minh và an toàn nhất. Chỉ cần áp dụng một số biện pháp phòng bệnh đơn giản là mỗi người đã có thể chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sản phụ và trẻ em phía Nam mắc sốt xuất huyết tăng cao, hàng chục trường hợp tử vong

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh tại TP.HCM và khu vực phía Nam. Số ca mắc liên tục tăng cao. Đáng chú ý, đã có 42 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, bao gồm nhiều trẻ em và sản phụ hỏng thai.

Kim Ngân

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm