Thứ tư,

Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM hướng dẫn chăm sóc trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sau tiêm vaccine Covid-19

Thứ hai, ngày 18/04/2022   16:25 (GTM+7)

Nhiều người cho rằng, trẻ tiêm vaccine Covid-19 cần kiêng tắm gội ít nhất 3 ngày để tránh gặp các phản ứng phụ sau tiêm.

Tính đến thời điểm hiện tại, có 4 tỉnh trên cả nước đã tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi gồm Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Quảng Nam. Thống kê của Bộ Y tế cho biết hiện đã có 12.414 trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh - Phó trưởng Đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19, trẻ nhỏ đã được nhà trường và lực lượng y tế theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Do đó, khi về nhà, phụ huynh cần theo dõi sát trẻ, ít nhất trong vòng 3 ngày đầu tiên sau tiêm để theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường.

Tốt nhất sau tiêm 2-3 ngày đầu trẻ không nên vận động mạnh. Nguyên nhân là bé sẽ có phản ứng quá mức gây khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi... Các triệu chứng này khiến chúng ta bị "nhiễu" khó phân biệt là do trẻ vận động mạnh hay do phản ứng với vaccine để xử trí kịp thời.

Theo bác sĩ Hiền Minh, trẻ không cần kiêng tắm rửa hay thức ăn gì, trừ những thức ăn đã làm trẻ dị ứng trước đây. Bên cạnh đó, trong thời gian theo dõi, trẻ cần ngủ đủ và uống đủ nước, hạn chế cho bé uống những loại chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, trà sữa, nước tăng lực...

Sau tiêm vaccine, trẻ không cần kiêng tắm gội và các loại thức ăn.

Sau tiêm vaccine, trẻ không cần kiêng tắm gội và các loại thức ăn.

Phụ huynh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. Cách mỗi 4-6 giờ, phụ huynh ghi nhận nhiệt độ của con.

Ngoài ra, thời gian này trẻ không nên ngủ một mình. Đặc biệt vào buổi đêm, các dấu hiệu bất thường có thể không được phát hiện sớm nên rất cần người bên cạnh theo dõi.

Phụ huynh nên để ý con khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng, nên cho con ăn uống ở nhà để đề phòng tình trạng ngộ độc thức ăn bên ngoài, không tập thể dục hay vận động thể lực nặng.

Ngoài ra, bác sĩ Minh khuyến cáo hãy cho trẻ mặc đồ thoáng mát rộng rãi, tránh bị cảm lạnh. Đặc biệt, cha mẹ không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.

Một số phản ứng xảy ra sau tiêm vaccine cho trẻ

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các phản ứng sau tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

Với vaccine Pfizer, các phản ứng thường gặp phổ biến là đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2 so với liều thứ 1, khoảng 50-80%), sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm (khoảng 10%).

Các phản ứng rất ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn như phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

Các phản ứng rất hiếm gặp từ 1/10.000 đến 1/1.000.000 liều vaccine sử dụng là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Hiện nay, chưa ghi nhận báo cáo nào tại các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (từ đầu năm 2022 đến nay) gặp phản ứng về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ có thể gặp một số phản ứng như đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, khó chịu...

Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ có thể gặp một số phản ứng như đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, khó chịu...

PGS.TS Dương Thị Hồng đặc biệt lưu ý, vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi khác hoàn toàn so với vaccine tiêm cho người lớn, từ hình thức, đóng gói, liều lượng... Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ, các cơ sở tiêm chủng vẫn phải thực hiện tiêm nhắc lại cho người trên 18 tuổi. Vì vậy, nhân viên y tế cần hết sức cẩn trọng trong quy trình tiêm chủng, tránh nhầm lẫn giữa 2 loại vaccine này.

Vaccine Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đóng gói có nắp màu cam, liều 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine mRNA, bằng 1/3 hàm lượng so với liều dành cho người từ 12 tuổi trở lên. Mỗi lọ chứa 10 liều.

Với vaccine Moderna, các phản ứng rất thường gặp ở trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, trên xương đòn, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng được báo cáo nhiều nhất ở nhóm đối tượng này sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn, nôn (29,3%), sưng, đau ở nách (27%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%), đau khớp (21,3%).

Các phản ứng ít gặp hơn gồm tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm (khoảng 1-10%).

Các phản ứng ít gặp gồm chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Các phản ứng hiếm gặp như giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và hiện nay chưa ghi nhận của các quốc gia khác.

Vaccine Moderna có liều sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi bằng 1/2 liều cơ bản so với liều sử dụng cho người lớn. Liều cho trẻ em 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine Covid-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipid). Vaccine này có dạng hỗn dịch tiêm có màu trắng đến trắng ngà. Một lọ vaccine Moderna sẽ tiêm được 20 liều. Trẻ tiêm vaccine Moderna 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 28 ngày.

"Thần tốc" thực hiện chiến dịch tiêm vaccine, Thủ tướng chỉ đạo ngay trong quí II hoàn thành đối với trẻ 5-11 tuổi

Nhấn mạnh vaccine là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch tiêm chủng vaccine, hoàn thành tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II, tiếp tục nghiên cứu tiêm mũi 4 cho các đối tượng chỉ định.

TP.HCM dự kiến tiêm xong vaccine cho trẻ 5-11 tuổi trước tháng 9

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi các sở, ngành liên quan về kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn thành phố.

Thúy Ngà - Sơn Hải

Nguồn:

Gia Đình Việt Nam

copy link
Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Sức khỏe và sắc đẹp: 'Đôi cánh' giúp phụ nữ thành công trong cuộc sống

Một vóc dáng cân đối, ưa nhìn giúp chị em tạo được thiện cảm với người đối diện, có được những "đặc quyền" trong cuộc sống. Dù ở lứa tuổi nào, sở hữu một sức khỏe tốt mang đến thần thái rạng rỡ và căng tràn năng lượng.

Nguyên Trân
Thực hư thông tin sọc đen trên móng tay là dấu hiệu ung thư hắc tố da

Nhiều người cho rằng móng tay, móng chân có sọc đen được cho là dấu hiệu mắc ung thư tế bào hắc tố dưới da. Vậy đâu là dấu hiệu nguy hiểm?

Đông Hường
1 tỉ người có nguy cơ mất thính giác vào năm 2050

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính năm 2050 có khoảng 1 tỉ người bị nghe kém, tức cứ 10 người thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thính giác.

Đông Hường
Tiêm chủng cho trẻ: Thông tin không mới nhưng vẫn hữu ích giúp con khỏe mẹ vui

 Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, tạo cơ hội tốt cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai.

Đông Hường
Ứng dụng AI vào ngành y tế hướng đến mục tiêu xóa sổ bệnh lao phổi

VinBrain vừa ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) sàng lọc và phát hiện lao phổi với Quỹ Toàn cầu (Global Fund). Điều này hướng đến mục tiêu xóa sổ bệnh lao phổi, giúp tăng cường phát triển nền y tế vì môi trường xanh bền vững.

Đông Hường
Xem thêm