Thứ sáu,

Sơ cứu người có biểu hiện đột quỵ tuyệt đối không nên để họ đi… ngủ

Thứ sáu, ngày 03/03/2023   13:19 (GTM+7)

Nếu thấy một người có những biểu hiện đột quỵ như yếu hai tay, méo miệng, đau đầu,… và họ muốn đi ngủ thì tốt nhất không nên để họ ngủ. Bởi có thể để lại những biến chứng nặng nề và thậm chí là tử vong.

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, khi một người không may bị đột quỵ, mỗi giây đều có giá trị bởi chỉ cần chậm 1 giây thì có đến 32.000 tế bào não chết; sau 59 giây thì có 1,9 triệu tế bào não sẽ chết. Vì thế, những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó có thể giúp cứu sống người bệnh.

Quy trình sơ cứu và cách cấp cứu đột quỵ đúng, nhanh chóng sẽ giúp tăng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục cho người bệnh.

Yếu tố đặc biệt quan trọng khi sơ cứu tai biến

Nếu thấy người bệnh ngủ thì đánh thức họ, bởi họ ngủ đồng nghĩa với việc thời gian cấp cứu chậm hơn và các tế bào não sẽ chết đi nhiều hơn. Thậm chí để lại những biến chứng nặng nề và nặng hơn còn gây tử vong.

Khi thấy người có biểu hiện bị đột quỵ, không tự ý cho uống bất kỳ loại thuốc nào.

Có hai loại đột quỵ là đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu não) và đột quỵ do nhồi máu não (do cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu). Ví dụ, nếu cho người bệnh sử dụng aspirin để làm giảm triệu chứng đau đầu do đột quỵ, người bệnh có thể bị chảy máu não nhiều hơn do aspirin là chất làm loãng máu. Hay người bệnh bị nhồi máu não mà cho uống hạ huyết áp nhanh sẽ làm vùng nhồi máu lan rộng ra do thiếu máu nuối. Vì thế, tốt nhất khi xử trí người bị tai biến mạch máu não thì không tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Một lưu ý khác là trong khi chờ đợi bác sĩ cấp cứu đột quỵ, người nhà không nên cho người bệnh ăn uống bởi có thể gây sặc, ngạt thở. Đồng thời, cũng không được chích kim vào khóe miệng hay ngón tay của người bệnh hoặc tự ý để người bệnh ở nhà điều trị không có tác dụng gì ngược lại làm cho bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hay huyết áp tăng vọt do đau.

cap-cuu-tai-bien

Nên để người đột quỵ nằm yên, không tự ý cho uống thuốc hoặc ăn uống trong lúc chờ chuyển đến bệnh viện. Ảnh: TA

Cấp cứu đột quỵ nên gọi xe cứu thương

Khi thấy người có dấu hiệu đột quỵ, bạn không nên để người bệnh tự chạy xe đến bệnh viện. Những người xung quanh có thể lái xe đưa người bệnh đi cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp. Hoặc, nên gọi ngay số cấp cứu của các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất để người bệnh được đưa vào viện bằng xe chuyên dụng.

chuyen-vien-cap-cuu-nguoi-dot-quy

Đừng để người bệnh tự chạy xe tới bệnh viện. Ảnh: TA

Bệnh nhân đột quỵ được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu có thể được chẩn đoán và điều trị nhanh hơn những người không đến bằng xe cấp cứu. Do trên xe cấp cứu, nhân viên y tế có thể bắt đầu thực hiện sơ cứu, điều trị cấp cứu bệnh nhân trên đường đến bệnh viện.

Các nhân viên y tế sẽ biết được cần sơ cứu, cấp cứu người bị đột quỵ như thế nào để nâng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục sau đột quỵ của người bệnh.

Bên cạnh đó, trên đường đi đến bệnh viện, nhân viên y tế trên xe cũng kịp thời thu thập thông tin về thời gian đột quỵ, triệu chứng của người bệnh và chuyển đến bệnh viện trước khi người bệnh đến phòng cấp cứu, giúp bác sĩ tại bệnh viện có thời gian chuẩn bị và đưa ra cách ứng cứu hiệu quả nhất.

Những điều cần làm khi thấy người bị đột quỵ

Khi thấy một người có các dấu hiệu đột quỵ, những người xung quanh nên sơ cứu, chuyển người bệnh vào bệnh viện nhanh nhất và an toàn nhất.

phuc-hoi-sau-cap-cuu-dot-quy

Cấp cứu kịp thời sẽ tránh được những di chứng về sau. Ảnh TA

Các dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ có thể có một trong số các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, mất thăng bằng đi không vững, nhìn đôi, méo một bên mặt, nói khó, nói đớ, tê yếu một bên thân, không thể giơ hai tay lên cùng lúc,…

Lúc này, điều quan trọng là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có điều trị đột quỵ cấp để cấp cứu.

Nhanh chóng gọi cấp cứu. Bạn có thể gọi ngay hotline y tế hoặc hotline cấp cứu của một bệnh viện gần nhất để được đội ngũ y tế hỗ trợ đưa người bệnh đến bệnh viện thực hiện cấp cứu người đột quỵ. Hoặc bạn và những người xung quanh có thể trực tiếp nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện. 

Sau khi liên hệ với cấp cứu, hãy ghi lại thời gian phát hiện người bệnh có dấu hiệu đột quỵ và những biểu hiện của người bệnh để thông báo với bác sĩ ngay khi vào bệnh viện. Như vậy bác sĩ có thể dễ dàng xác định được thời gian đột quỵ của bệnh nhân và lựa chọn cách cấp cứu người bị đột quỵ phù hợp nhất.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hầu hết người bị đột quỵ không cần hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, nếu không thấy nhịp thở của người bệnh thì có thể hô hấp nhân tạo trước khi người bệnh được đưa đến bệnh viện.

Trong thời gian chờ người bệnh được cấp cứu đột quỵ, hãy để người bệnh nằm nghiêng 30-45 độ, mặc quần áo rộng và thoáng mát. Có thể quấn khăn sạch vào ngón tay để lấy đờm, dãi trong cổ người bệnh nếu bệnh nhân có dấu hiệu thở khò khè tăng tiết đờm dãi. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện co giật thì dùng đũa quấn vải sạch chặn ngang miệng, tránh người bệnh cắn vào lưỡi.

Khi đột quỵ xảy ra, người nhà cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở tế có khả năng điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ, tránh đến những nơi chưa đủ điều kiện xử lý vì sẽ gây mất thời gian cấp cứu người bệnh.  

Bắc Ninh: Vướng cả loạt sai phạm, 2 phòng khám bị phạt nặng và tước giấy phép

Phòng khám Đa khoa quốc tế Nhân Ái bị xử phạt 93 triệu đồng và rút giấy phép 2 tháng; Phòng khám Đa khoa Thành Đô bị phạt 150 triệu đồng và tước giấy phép thời hạn 3 tháng do một loạt sai phạm trong quá trình hoạt động.

Mặt "nở hoa" sau 2 tháng theo Tiktok chữa mụn bằng kem đánh răng

Học được mẹo chữa mụn siêu tốc trên Tiktok, nữ sinh hốt hoảng cầu cứu bác sĩ vì mặt bất ngờ "nở hoa" chỉ sau một đêm.

Đông Hường

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Dân tình rần rần đăng ký tham gia khiến Giải chạy UMC Run 'cháy' vé

Ngay từ khi mở cổng đăng ký vào cuối tháng 2/2024, giải chạy đã “cháy" vé với 3.000 vận động viên đăng ký tham gia ở mọi cự ly. Có gì ở Giải chạy UMC Run mà khiến dân tình rần rần đăng ký tham gia?

Đông Hường
Hoa khôi ‘Nét đẹp thầy thuốc trẻ' có nụ cười tỏa nắng, càng nhìn càng 'cuốn'

Với phần thể hiện xuất sắc, cùng nụ cười tỏa nắng, điều dưỡng Phạm Thị Thu Đông đã chinh phục Ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi “Nét đẹp thầy thuốc trẻ - Miss HYPA 2024”.

Đông Hường
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?

Những điều nhỏ bé trong cuộc sống luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt là trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân sau khi có con.

Đông Hường
‘Âm thanh của tình anh em’ ngân lên nhiều cảm xúc, tạo năng lượng tươi mới, trẻ trung, tích cực

Dự án “Âm thanh của tình anh em” mang đến cho khán giả Việt Nam hai buổi trình diễn đặc biệt. Chương trình quy tụ 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Tiền Phong Marathon 2024 thành công hơn nhờ thêm lý do này

Giải Tiền Phong Marathon lần thứ 65 tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ ngày 29 - 31/3/2024 đã diễn ra thành công và đạt kỷ lục về số lượng VĐV tham gia.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xem thêm