Chủ nhật,

Số học sinh nhiễm Covid-19 tăng gấp đôi so với tuần trước, hơn 34.000 ca, TP.HCM làm gì?

Thứ tư, ngày 09/03/2022   17:03 (GTM+7)

Số học sinh bị nhiễm từ 1-7/3 là 34.200 ca, tăng gấp đôi so với tuần trước.

Ngày 9/3, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn mãi chủ trì phiên họp giao ban định kỳ với các quận, huyện, sở, ngành về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây có số ca mắc mới có tăng, nhưng chậm lại so với các tuần trước đó. Trong ngày 8/3, TP có 93.000 F0 (thời điểm cao nhất là ngày 6/9/2021 có 154.554 ca F0).

Dù ngành giáo dục nói số ca mắc tại trường học tăng đã có dự kiến và chuẩn bị, tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều diễn biến khó để chuẩn bị trước. Ảnh: A.N

Dù ngành giáo dục nói số ca mắc tại trường học tăng đã có dự kiến và chuẩn bị, tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều diễn biến khó để chuẩn bị trước. Ảnh: A.N

Về học sinh bị nhiễm từ 1-7/3 là 34.200 ca, tăng gấp đôi so với tuần trước.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho biết, gần đây trên một số phương tiện truyền thông có thông tin trong 6 tháng tới, TP.HCM sẽ xuất hiện thêm một làn sóng dịch nữa, thông tin này ít nhiều gây lo lắng với người dân. Do đó, ông Mãi yêu cầu ngành y tế phân tích, đánh giá đúng tình hình, đưa ra các giải pháp phù hợp trong phòng, chống dịch.

Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ, việc tổ chức cho học sinh đi học trở lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Dù ngành giáo dục nói số ca mắc tại trường học tăng đã có dự kiến và chuẩn bị, tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều diễn biến khó để chuẩn bị trước.

"Qua một tháng cho học sinh đến trường, chúng ta cần cập nhật, điều chỉnh các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn nhất cho học sinh trước Covid-19. Trong những ngày qua, Sở GD-ĐT cùng Sở Y tế đã cùng ngồi lại để hệ thống, cập nhật các biện pháp an toàn trong trường học. Do đó, các quận, huyện, TP.Thủ Đức cần nắm được tinh thần này, tránh tình trạng có nơi làm các biện pháp cực đoan, gây lo lắng, nhưng cũng có nơi làm lơ là", Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu ngành y tế tìm hiểu sâu hơn về biến chủng để có những biện pháp ứng phó phù hợp. Ảnh: A.N

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên yêu cầu ngành y tế tìm hiểu sâu hơn về biến chủng để có những biện pháp ứng phó phù hợp. Ảnh: A.N

Trước việc biến chủng Omicron 'tàng hình' chiếm ưu thế, ông Nên yêu cầu ngành y tế tìm hiểu sâu hơn để có những biện pháp ứng phó phù hợp, đồng thời triển khai chiến lược bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao, trẻ em. Theo ông, nhóm người nguy cơ cao vẫn chiếm hầu hết số ca tử vong vừa qua, phải cố gắng bao phủ vaccine với nhóm đối tượng này và bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine.

Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng lưu ý, ngành y tế cần xem lại hướng dẫn, quy định, các khuyến cáo phòng chống dịch cho phù hợp. Trong giai đoạn "bình thường mới" hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Các trường học cũng đón học sinh đến học tập trung. Do đó, ngành y tế cần có quy định, hướng dẫn cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng có hướng dẫn nhưng không thực hiện được.

Ông Nên dẫn chứng, quy định 5K hiện nay có một số điểm không còn phù hợp như quy định về khoảng cách, quy định không tập trung..., cần có điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện khả thi hơn.

Về số ca mắc trong trường học gia tăng, nhất là ở cấp tiểu học, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhận xét, nguyên do có phần tổ chức cho học sinh ăn, ngủ tại trường không đảm bảo khoảng cách. Bất cập này phải được giải quyết dứt điểm, để hạn chế lây nhiễm cho học sinh.

“Các cháu ngủ nằm kiểu đó sao mà không lây, cần tính toán, phối hợp giữa y tế nhà trường, phụ huynh để có phương án phù hợp. Đây là chỗ khó, nhưng phải giải được bài toán này để hạn chế lây nhiễm, lây nhiễm càng nhiều nguy cơ nặng và tử vong khó giữ được như hiện nay”, Bí thư Thành ủy lo lắng.

Ngoài ra, đối với thủ tục khai báo hiện nay dành cho F0, theo ông Nên, thủ tục phải ngắn gọn, thuận tiện cho người dân. Các địa phương, ngành y tế nỗ lực hỗ trợ người dân để người dân thấy được trách nhiệm, quyền lợi khi khai báo, tránh để tình trạng người dân mắc Covid-19 mà không khai báo.

Tại buổi giao ban, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu tiếp tục tập trung giám sát, cảnh báo dịch và có biện pháp phù hợp với tình hình, đặc biệt là trước diễn biến của biến thể phụ mới BA.2, vốn đang chiếm 65% các trường hợp mắc mới.”Cần tránh hai thái cực – hoặc lơ là mất cảnh giác, hoặc lo lắng thái quá, gây bất an trong xã hội”, ông Mãi nhấn mạnh.

Ngành giáo dục TP.HCM được giao chủ trì kiểm tra lại việc cập nhật bộ tiêu chí an toàn tất cả trường học trên địa bàn thành phố; tiếp tục rà soát công tác chuẩn bị, sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Cập nhật tình hình dịch bệnh, Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng cho biết, đến nay trên thế giới trải qua 3 làn sóng, tương ứng với một biến chủng. Cụ thể, làn sóng 2 là Delta và làn sóng 3 là Omicron với 2 biến thể là BA.1 và BA.2. Một số nước trải qua đợt dịch thứ 3 chủ yếu là BA.1; biến chủng BA.2 mới chỉ xuất hiện ở một vài nước ở châu Phi, Ấn Độ.

Thông tin về các ca nhiễm, theo ông Thượng, trong ngày hôm qua, khi sàng lọc qua PCR nghi Omicron là 103 ca. Tiến hành giải mã gene 67 mẫu phát hiện 24 mẫu mắc chủng BA.1; 43 mẫu là BA.2 (chiếm 64%).

"Biến chủng BA.2 lây lan nhanh hơn BA.1. Nếu có làn sóng lây nhiễm mới biến thể BA.2, vaccine vẫn có hiệu quả bảo vệ cơ thể không bị nặng, nhưng vaccine không đủ để bảo vệ người không bị nhiễm. Do vậy việc tiêm chủng vaccine Covid-19 vẫn đang được đẩy mạnh" - ông Thượng thông tin.

An Nhiên

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Sức khỏe và sắc đẹp: 'Đôi cánh' giúp phụ nữ thành công trong cuộc sống

Một vóc dáng cân đối, ưa nhìn giúp chị em tạo được thiện cảm với người đối diện, có được những "đặc quyền" trong cuộc sống. Dù ở lứa tuổi nào, sở hữu một sức khỏe tốt mang đến thần thái rạng rỡ và căng tràn năng lượng.

Nguyên Trân
Xem thêm