Chủ nhật,

Tiếp xúc F0 không lây bệnh: Có thực sự "miễn nhiễm" với Covid-19?

Thứ sáu, ngày 11/03/2022   17:19 (GTM+7)

Với tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gần như ai cũng có thể mắc Covid-19 khi tiếp xúc với F0, song vẫn có những trường hợp liên tục tiếp xúc nhưng không bị lây nhiễm.

Thời gian qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều nhiều biến chủng mới có tốc độ lây lan dịch nhanh chóng khiến ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều trường hợp tiếp xúc liên tục với F0, không tuân thủ đầy đủ 5K nhưng không mắc Covid-19.

Tiếp xúc rất gần F0 nhưng vẫn âm tính

Anh N.V.M (Nam Từ Liêm, Hà Nội) tiếp xúc liên tục với F0 nhưng đến thời điểm hiện tại anh vẫn không mắc Covid-19. Cách đây 2 tháng, cơ quan anh M. có đến 50 - 60% nhân viên mắc Covid-19. Rất nhiều lần anh M. tiếp xúc không khẩu trang trước khi họ thông báo kết quả dương tính 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, anh M. vẫn may mắn âm tính với Covid-19.

Gần đây nhất, khi 4/5 thành viên trong gia đình anh M. đều trở thành F0 nhưng anh vẫn âm tính.

“Có những hôm đứa bé sốt đến 40 độ, tôi phải ngủ chung để canh chừng con. Với tâm lý mình cũng sẽ khó tránh khi cả nhà mắc Covid-19 nên tôi dường như không đeo khẩu trang khi chăm sóc gia đình. Tuy nhiên sau khi cả nhà khỏi bệnh, tôi vẫn “bình yên. Tôi ngạc nhiên khi tiếp xúc rất gần nhưng vẫn âm tính”, anh M. cho hay.

Nhiều người vẫn âm tính dù tiếp xúc rất gần F0. Ảnh minh họa

Nhiều người vẫn âm tính dù tiếp xúc rất gần F0. Ảnh minh họa

Gia đình chị L.T (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng mắc Covid-19 hầu hết trong đợt này. Đặc biệt, nhà có 4 - 5 người sinh hoạt trong không gian nhỏ khoảng 35 - 40m2 nên không có điều kiện cách ly từng người và tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch. Chị T. lại là người duy nhất trong nhà không mắc nên gần như mọi công việc đều do chị lo toan. Nhưng rất may, sau khi mọi người khỏi bệnh, chị cũng không bị lây nhiễm.

Tiếp xúc với F0 nhưng vẫn âm tính với Covid-19 không có nghĩa là “miễn nhiễm”

PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, không có gì ngạc nhiên khi bạn không mắc bệnh dù môi trường xung quanh có nhiều nguy cơ.

Theo ông, nguyên nhân là hiệu quả của vaccine và tuân thủ tốt 5K. Việc lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ (gần hay xa), thời gian, không gian tiếp xúc (thông thoáng hay phòng kín), người tiếp xúc có đeo khẩu trang hay không.

"Không phải cứ tiếp xúc F0 là sẽ bị nhiễm. Bản thân bạn chưa mắc bệnh là nhờ vaccine và 5K tốt, như vậy cần tiếp tục phát huy để bảo vệ bản thân, không nên có tâm lý chán nản hay chờ đến lượt mình mắc bệnh", PGS Nguyễn Việt Hùng chia sẻ.

Tiến sĩ Bùi Lê Minh - Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho hay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc một người có xác nhận mắc bệnh hay mang virus hay không. Việc chúng ta có biểu hiện bệnh hay xét nghiệm dương tính là kết quả của cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và virus tại ngay các vị trí virus có thể xâm nhập trên đường hô hấp.

“Virus có thể coi là quân xâm lược, các tế bào có thụ thể ACE2 có thể coi là các đồn trú, các cứ điểm quân sự và những người lính bảo vệ thường trực tại các vị trí này (kháng thể, tế bào T và các tế bào miễn dịch khác) sẽ chiến đấu chống trả lại quân địch ngay khi có nguy cơ bị xâm lược. Vì thế nên kết quả của các đợt tấn công này sẽ phụ thuộc vào lượng virus có mặt, số cứ điểm bị tấn công và các thành phần của hệ miễn dịch có sẵn để chống lại virus.

Chỉ khi virus thắng được ở vòng ngoài thì cơ thể mới kích hoạt các phản ứng chống trả, bao gồm các phản ứng thể hiện thành triệu chứng như sốt, viêm… và huy động các thành phần của hệ miễn dịch từ những nơi khác tới điểm bị nhiễm virus, sản sinh thêm các thành phần như kháng thể mới từ các tế bào nhớ. Nếu virus tiếp tục thắng các trận tiếp theo, chúng sẽ nhân lên tới ngưỡng mà xét nghiệm có thể phát hiện ra được”, Tiến sĩ Bùi Lê Minh phân tích.

Những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Ảnh minh họa

Những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ Bùi Lê Minh những người liên tục tiếp xúc với F0 nhưng chưa từng nhiễm bệnh, nhiễm virus thì có thể hiểu là virus chưa thắng được vòng bảo vệ bên ngoài. Còn tại sao virus chưa vượt qua được lớp bảo vệ này thì có thể có nhiều nguyên nhân như lượng virus xâm nhập mỗi lần chưa đủ lớn, cơ thể đang còn nhiều kháng thể, tế bào T bảo vệ trên các niêm mạc có thể tiếp xúc với virus, thụ thể của họ có khác biệt so với phần đông mọi người nên virus xâm nhập kém hiệu quả, hoặc chỉ đơn giản là họ đã bị nhiễm nhưng chưa từng biểu hiện ra triệu chứng nên đã không phát hiện được giai đoạn virus nhân lên trong cơ thể.

Điều quan trọng là các yếu tố này không cố định, ngay cả kháng thể có sẵn cũng bị phân hủy dần và mỗi lần tiếp xúc với F0 thì lượng virus xâm nhập cũng khác nhau nên không có gì đảm bảo là những người này sẽ “miễn nhiễm” với virus trong những lần tiếp xúc sau.

Hơn nữa, virus luôn luôn biến đổi, các biến thể sau này sẽ càng ngày càng dễ “trốn” hệ miễn dịch hơn nên ngay cả với hàng rào bảo vệ tốt với biến thể cũ cũng có thể “sụp đổ” với biến thể mới.

Tăng kỷ lục gần 3.000 đồng, giá xăng lên sát mốc 30.000 đồng/lít

Từ 15g ngày 11/3, giá mỗi lít xăng E5 RON 92 và RON 95 tăng gần 3.000 đồng, lần lượt lên 28.980 đồng và 29.820 đồng - mức cao nhất từ trước tới nay.

Sức khỏe của cừu 5 chân chào đời đúng ngày 22/2/2022 hiện giờ ra sao?

Heather Hogarty - chủ trang trại Whitehouse (Anh) vui mừng vì chú cừu non 5 chân hiếm gặp vẫn sống khỏe mạnh sau hơn nửa tháng chào đời.

Thúy Ngà

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xuất hiện ca khó với bệnh lý hiếm gặp, tỷ lệ 1/1.000.000 người

Bà M. (64 tuổi), đau đầu, tê bì, yếu liệt tay chân suốt ba ngày, nguy cơ bị liệt, đi khám bác sĩ phát hiện tụ máu ngoài màng cứng tủy sống. Bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ xuất hiện 1/1.000.000 người.

Đông Hường
Cô giáo suýt rơi vào hôn mê vì lơ là điều trị đái tháo đường

Chị N. (giáo viên THCS ở Bình Dương) được đưa đi cấp cứu do nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Bác sĩ cho biết do đường huyết tăng cao, có nguy cơ suy đa tạng, phù não. Nếu không điều trị tích cực, chị N. có thể rơi vào hôn mê.

Đông Hường
Kinh hãi phát hiện hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ vì rết 'đục'

Kết quả nội soi tai mũi họng ghi nhận anh P. có tình trạng ống tai – màng nhĩ phù nề, sung huyết, có hai lỗ thủng lớn ở màng nhĩ với kích cỡ chiếm tầm 25% màng nhĩ và một vết sẹo đọng máu. Nguyên do anh P. bị rết chui vào tai khi đang ngủ.

Đông Hường
Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện suy kiệt buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm

3 tháng trước lễ cưới, chị Thanh Hà (25 tuổi) ở Hải Dương đi khám sức khỏe, bất ngờ phát hiện buồng trứng suy kiệt, nguy cơ mãn kinh sớm, khó có con.

Đông Hường
Từ vụ người phụ nữ 70 tuổi tử vong sau phẫu thuật căng da mặt: Bác sĩ khuyến cáo gì?

Người phụ nữ 70 tuổi đã tử vong sau khi phẫu thuật căng da mặt cổ và thừa da mi dưới tại một bệnh viện thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Đông Hường
Chuyên gia hướng dẫn cách ‘rà thắng’ sự tiến triển của bệnh thận mạn

Ngoài tiếp cận những tiến bộ mới trong các phương pháp làm chậm tiến triển bệnh thận mạn, bác sĩ đã hướng dẫn chi tiết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt theo tình trạng sức khỏe, mức độ suy giảm chức năng thận và các biến chứng.

Đông Hường
Xem thêm