Thứ sáu,

Cảnh báo: Đa phần túi ni lông chỉ sử dụng một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm

Thứ năm, ngày 28/09/2023   09:08 (GTM+7)

Trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 7-9 túi ni lông/ngày. Đa phần các túi ni lông chỉ sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm. Đây là nhận định được TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình”.

Với ưu điểm giá thành rẻ, tiện dụng và bền chắc, túi nilon đang là vật dụng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Tuy nhiên chính thói quen sử dụng túi nilon hàng ngày đang âm thầm gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức sáng ngày 27/9, TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết hiện nay, vấn đề ô nhiễm trắng tại nhiều nơi đang diễn ra nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất phát từ việc người dân thải ra quá nhiều rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông.

TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm 

TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm 

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm chúng ta sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có đến 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường, trong đó lượng rác thải túi ni lông chiếm 7 - 8% (tức là khoảng 5,6 - 6,4 tấn)

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Trên thực tế, túi nilon là vật liệu rất khó phân hủy. Thời gian mất từ 500 - 1000 năm mới phân hủy trong môi trường tự nhiên. Túi ni lông khi bị vứt bừa bãi và phân hủy trong môi trường tự nhiên sẽ làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất.

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, khi túi ni lông trôi nổi ra đại dương, sông hồ hay tồn tại nhiều năm trong mặt đất, chúng phân rã thành các hạt vi nhựa tồn tại trong nước, trong đất được các loài sinh vật nuốt phải trở thành vật trung gian theo chuỗi thức ăn vào con người.

Ngoài ra, hiện nay việc mua hàng online hoặc mua đồ ăn nhanh cũng ngày càng phổ biến, đi kèm với đó là sự gia tăng bao bì nhựa. Không ít người dùng túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng ở 78 - 80 độ C, hay màng bọc ni lông bị nóng chảy sau khi làm nóng thức ăn trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm vi nhựa vào thức ăn.

Các hạt vi nhựa này đi vào cơ thể sẽ gây nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi các hạt này tích tụ đến một lượng nhất định, có thể gây nên hiện tượng rối loạn miễn dịch, hình thành cục máu, gây các bệnh ung thư, đặc biệt là có thể gây các bệnh dị tật cho thai nhi (quái thai).

Sử dụng túi ni lông là thói quen của nhiều gia đình hiện nay (Ảnh minh họa) 

Sử dụng túi ni lông là thói quen của nhiều gia đình hiện nay (Ảnh minh họa) 

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra những chính sách quyết liệt nhằm giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và túi ni lông nói riêng. Điển hình như quy định về việc túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất phải tuân thủ các tiêu chí thân thiện với môi trường hay quy định áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, các cơ quan đoàn thể, chính quyền từ Trung ương tới địa phương cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về tác hại của chất thải nhựa tới sức khỏe con người và môi trường sống. Tuy nhiên theo TS. Hoàng Dương Tùng, hiện nay người dân vẫn gặp khó trong việc giảm sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt khi việc sử dụng túi ni lông đã trở thành thói quen của nhiều người.

"Phần lớn các chai nhựa có giá trị kinh tế được thu mua để tái chế tuy nhiên với túi nilon thường bị vứt bỏ bừa bãi. Trung bình mỗi gia đình dùng 7-9 túi nilon một ngày nhưng không thể tái chế nên gây ô nhiễm môi trường" - ông Hoàng Dương Tùng cho hay.

Chính vì thế để người dân hình thành thói quen sử dụng túi ni lông an toàn, góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường, TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng việc thực hiện các quy định như đánh thuế túi ni lông cần quyết liệt hơn.

Cụ thể, nếu một người trả tiền mua hàng ở siêu thị thì khoản tiền này đã bao gồm thuế túi ni lông. Như vậy, việc đánh thuế vào việc tiêu thụ sẽ ngay lập tức điều chỉnh hành vi người dùng, góp phần giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này.

Ngoài ra, việc đánh thuế vào một sản phẩm thì cần phải có những sản phẩm thay thế để người tiêu dùng lựa chọn, qua đó giúp người dân hình thành thói quen sử dụng những loại túi thân thiện với môi trường hoặc các loại túi vải dùng nhiều lần.

Khởi động chiến dịch “Đổi sách lấy cây” năm 2023

Chương trình “Đổi sách lấy cây” 2023 kêu gọi cộng đồng đem sách, giấy các loại đến các điểm quy đổi để đổi lấy cây sen đá, cây cảnh các loại và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Bến En Thanh Hóa: Rừng đã thêm xanh

Trồng thêm hơn 5.800 cây, khoảng 2 hecta, rừng Quốc gia Bến En Thanh Hóa đã thêm xanh.

PV

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Khởi động chiến dịch thu gom và tái chế bàn chải cũ

Xử lí bàn chải không đúng cách sẽ tạo áp lực lên môi trường và sinh vật sống trên hành tinh. Bách hóa Xanh đã ký kết với Colgate thực hiện chiến dịch thu gom và tái chế bàn chải cũ.

Đông Hường
Loại tảo loăn xoăn giá đắt đỏ, nhiều người xem như báu vật thiên nhiên đã nuôi trồng thành công ở miền Nam Việt Nam

Tảo xoắn Spirulina từ lâu nổi tiếng như một loại thực vật siêu dưỡng chất. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học hàng đầu đã công bố thành công giống tảo xoắn Spirulina thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện môi trường của miền Nam Việt Nam.

Đông Hường
Lạ mắt với ‘cụ bàng’ hàng trăm năm tuổi rụng lá chết khô được ‘hồi sinh’ thành tác phẩm nghệ thuật

 "Cụ bàng" trông bắt mắt và có nhiều hình thù độc đáo. Gốc có đường kính 2 mét, chiều dài 8 mét, thu hút sự tò mò, hiếu kì của người dân đến chiêm ngưỡng.

Đông Hường
Vật dụng từ bã mía, cà phê ‘ôm’ giải nhất ý tưởng khởi nghiệp HSSV TP.HCM

Sau gần 2 tháng triển khai và tổ chức cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” TP.HCM, 12 dự án đã có giải, ứng dụng từ bã mía, bã cà phê ‘ôm’ giải nhất. 10 dự án sẽ được chọn đi tiếp vào vòng Chung kết toàn quốc tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2/2024.

Đông Hường
Ấn tượng với những thiết kế bao bì mới lạ và đầy tính ứng dụng bền vững

Cuộc thi SCGP Packaging Speak Out 2023 - Việt Nam đã khép lại, kỳ vọng góp phần ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam tương lai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành bao bì.

Đông Hường
Những cái bắt tay nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững

Hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời đã ‘trình làng’ định hướng hoạt động 3 năm và kế hoạch hành động cho năm 2024. Đồng thời ký kết các văn bản ghi nhớ với đại diện các tỉnh, đối tác trong và ngoài nước về việc triển khai liên kết, nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đông Hường
Chị em mê mẩn chiêm ngưỡng những lọ hoa có một không hai của các hot boy nhà Điện Quang

Cuộc thi Cắm hoa tái chế nhân ngày 20/10 với chủ đề “Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt tôi” do các chàng điển trai nhà Điện Quang trổ tài khiến chị em mắt tròn mắt dẹt, rưng rưng không nói nên lời.

Đông Hường
Nhà bán lẻ hàng đầu ‘chạm ngõ’ thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng mục tiêu Net-Zero

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động và Công ty TNHH Năng Lượng CAS đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các dự án năng lượng xanh và kinh tế tuần hoàn. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đóng góp vào mục tiêu Net-Zero của Việt Nam.

Đông Hường
Hơn 2 tấn giấy, 12.000 bộ quần áo được học sinh Hà Nội gom đem tái chế

Chỉ trong 2 ngày học sinh Hà Nội đã thu về 2 tấn giấy và sách truyện, 252kg bìa, 47kg chai lọ, 12.000 bộ quần áo và các vật dụng khác để đem tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.

Đông Hường
Giải pháp nào giúp phân loại rác thải nhựa tại gia đình?

Chỉ còn 2 ngày nữa, tọa đàm trực tuyến “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Đông Hường
Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh: ‘tấm hộ chiếu’ mở rộng thị phần xuất khẩu

Chuyển đổi xanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp vượt qua thách thức và bắt kịp được đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu.

Đông Hường
Lần đầu tiên bộ vật phẩm đường đua được sản xuất từ nguyên liệu tái chế

Giải chạy Sơn Kim Thành phố Thủ Đức 2023 đánh dấu một sự kiện thể thao thường niên đầu tiên của TP.Thủ Đức. Đặc biệt sử dụng bộ sưu tập đường đua (Race kit) “xanh” sản xuất từ nguyên liệu tái chế, cổ vũ ý thức bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe.  

Đông Hường
Xem thêm