Thứ tư,

Lạ mắt với ‘cụ bàng’ hàng trăm năm tuổi rụng lá chết khô được ‘hồi sinh’ thành tác phẩm nghệ thuật

Thứ năm, ngày 04/01/2024   17:20 (GTM+7)

 "Cụ bàng" trông bắt mắt và có nhiều hình thù độc đáo. Gốc có đường kính 2 mét, chiều dài 8 mét, thu hút sự tò mò, hiếu kì của người dân đến chiêm ngưỡng.

Chủ nhân của gốc cây quý hiếm đó chính là anh Trần Văn Thấy – Chủ quán Kem Dừa Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Hiện gốc cây quý đang được trưng bày để người dân chiêm ngưỡng. Từng ngày qua bàn tay của nghệ nhân, dần trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử.

Picture2

 Anh Trần Văn Thấy -  chủ nhân sở hữu gốc bàng tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao 

Anh Trần Văn Thấy cho biết, khi nghe tin có một thân gốc bàng bỗng nhiên bị rụng lá rồi dần chết khô ở nhà dân, anh đã tò mò đến xem.

Với đôi mắt tinh tường, đồng thời muốn lưu giữ gốc bàng – loài cây gắn liền với giá trị lịch sử của Côn Đảo, anh đã hỏi mua mang về xưởng.

“Để bứng được thân cây đã khô có kích thước khủng lên nguyên vẹn, chúng tôi phải thuê xe cẩu, nhân công đào gốc mất hàng tháng và quá trình vận chuyển gốc cây hàng trăm năm tuổi này cũng vô cùng công phu”, anh Thấy chia sẻ.

Khi cây bàng được đốn xong, anh Thấy đem về trưng trong nhà xưởng rộng lớn. Anh còn dành phần đất mặt tiền để cây “cư ngụ”, cũng là tiện cho người dân trong vùng đến chiêm ngưỡng.

“Thời gian đầu, tôi thuê 10-15 nhân công chăm sóc gốc cây. Mỗi người một nhiệm vụ: lột vỏ, chà nhám sạch sẽ và mua hàng ngàn lít dầu cộng thuốc trị mối về quết lên để tránh mối mọt.

Ngoài ra, còn cho thợ gia công thêm để tạo hình thù "cụ bàng" trông bắt mắt và có nhiều hình thù độc đáo. Gốc bàng này có đường kính 2 mét, chiều dài 8 mét

Khi được đưa về “nhà”, “cụ bàng” đã thu hút sự tò mò, hiếu kì của người dân khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng”, anh Thấy nói.

Anh Thấy cũng cho biết thêm, sau khi đưa gốc bàng về và được làm sạch, có nhiều “đại gia” sẵn sàng bỏ số tiền lớn đến mua, nhưng anh không bán. Lý do bởi anh xem gốc bàng là một kỷ niệm đẹp, cơ duyên hiếm có trong đời của mình, đồng thời anh cũng muốn lưu giữ lại giá trị lịch sử cho đời về cây bàng ở Côn Đảo.

Picture1

Gốc bàng cổ thụ được nhiều đại gia sẵn sàng trả giá cao, nhưng anh Trần Văn Thấy không bán, bởi anh xem đó là mối lương duyên

Được biết, đến nay “cụ bàng” đang dần hình thành một tác phẩm mỹ thuật tạo thành quần thể các hình tượng trên gốc cây cổ thụ.

“Tôi sẽ tạo hình và giữ nguyên dáng vẻ mộc mạc của bộ rễ tự nhiên. Và trong quần thể đó, điểm nhấn đặc biệt nhất chính là tạc tượng chị Võ Thị Sáu và các anh hùng Côn Đảo. Bên trên là vầng hoa sen, đồng thời, khắc họa thành hình chim thú dựa vào các vân cây, nụ bông có sẵn”, anh Thấy tự hào khi nói về ý tưởng biến gốc cây thành tác phẩm nghệ thuật lịch sử.

z5038821738436_7a1b1dac314fcc3f4bbd35f8252a3547

Gốc bàng dần biến thành tác phẩm lịch sử bằng việc tạc tượng chị Võ Thị Sáu và các anh hùng tại Côn Đảo

Anh Thấy còn tâm sự, kể từ khi sở hữu gốc bàng cổ thụ này, anh luôn coi gốc cây là người thân, người bạn tâm giao chẳng thể rời xa. “Chỉ cần đi đâu xa vài ngày là thấy nhớ nhung, chỉ muốn về gặp gỡ ngay lập tức. Thấy buồn trong người, chỉ cần đi một vòng là lòng cảm thấy nhẹ nhõm, niềm vui quay trở lại”.

Cây bàng vốn được xem là biểu tượng của Côn Đảo. Cây bàng góp phần tạo nên không gian trầm mặc, cổ kính, hoang sơ. Không chỉ thế, cây bàng còn là sự song hành với lịch sử đẫm nước mắt với biết bao đau thương, mất mát.

Bàng Côn Đảo thuộc loại giống cây rừng, lá, quả to hơn bàng nơi khác. Ngày xưa, người ta trồng bàng để chắn gió, bão, bảo vệ đảo. Nên ở Côn Đảo giờ còn tồn tại rất nhiều “cụ bàng”, có tới gần 60 cây bàng có tuổi thọ từ 130-150 tuổi, được xếp vào hàng cây “Di sản Việt Nam”. Nắng, gió, bão, cát Côn Đảo là nguồn thức ăn nuôi dưỡng cho cây lớn khỏe từng ngày.

Vượt qua thời tiết khắc nghiệt, cây bàng vẫn xanh lá, gốc to hơn, vỏ xù xì gân guốc. Ở Côn Đảo, bàng có mặt ở khắp mọi nơi, đến mùa lá rụng, lá đỏ bay xào xạc trên đường. 

'Soi' lợi và hại khi dùng gạo lứt

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ, ít chất béo tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hại cho sức khỏe.

Nét độc đáo của phiên chợ quê hàng trăm năm tuổi

Chợ quê Nam Am thuộc xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) tính đến nay đã hàng trăm năm tuổi nhưng vẫn lưu giữ được nét độc đáo vốn có.

Mai Hương

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Ấn tượng với những thiết kế bao bì mới lạ và đầy tính ứng dụng bền vững

Cuộc thi SCGP Packaging Speak Out 2023 - Việt Nam đã khép lại, kỳ vọng góp phần ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam tương lai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành bao bì.

Đông Hường
Những cái bắt tay nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững

Hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời đã ‘trình làng’ định hướng hoạt động 3 năm và kế hoạch hành động cho năm 2024. Đồng thời ký kết các văn bản ghi nhớ với đại diện các tỉnh, đối tác trong và ngoài nước về việc triển khai liên kết, nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đông Hường
Chị em mê mẩn chiêm ngưỡng những lọ hoa có một không hai của các hot boy nhà Điện Quang

Cuộc thi Cắm hoa tái chế nhân ngày 20/10 với chủ đề “Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt tôi” do các chàng điển trai nhà Điện Quang trổ tài khiến chị em mắt tròn mắt dẹt, rưng rưng không nói nên lời.

Đông Hường
Nhà bán lẻ hàng đầu ‘chạm ngõ’ thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng mục tiêu Net-Zero

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động và Công ty TNHH Năng Lượng CAS đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các dự án năng lượng xanh và kinh tế tuần hoàn. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đóng góp vào mục tiêu Net-Zero của Việt Nam.

Đông Hường
Hơn 2 tấn giấy, 12.000 bộ quần áo được học sinh Hà Nội gom đem tái chế

Chỉ trong 2 ngày học sinh Hà Nội đã thu về 2 tấn giấy và sách truyện, 252kg bìa, 47kg chai lọ, 12.000 bộ quần áo và các vật dụng khác để đem tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.

Đông Hường
Cảnh báo: Đa phần túi ni lông chỉ sử dụng một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm

Trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 7-9 túi ni lông/ngày. Đa phần các túi ni lông chỉ sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm. Đây là nhận định được TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình”.

Đông Hường
Giải pháp nào giúp phân loại rác thải nhựa tại gia đình?

Chỉ còn 2 ngày nữa, tọa đàm trực tuyến “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Đông Hường
Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh: ‘tấm hộ chiếu’ mở rộng thị phần xuất khẩu

Chuyển đổi xanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp vượt qua thách thức và bắt kịp được đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu.

Đông Hường
Lần đầu tiên bộ vật phẩm đường đua được sản xuất từ nguyên liệu tái chế

Giải chạy Sơn Kim Thành phố Thủ Đức 2023 đánh dấu một sự kiện thể thao thường niên đầu tiên của TP.Thủ Đức. Đặc biệt sử dụng bộ sưu tập đường đua (Race kit) “xanh” sản xuất từ nguyên liệu tái chế, cổ vũ ý thức bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe.  

Đông Hường
An Giang: Thêm một cây cầu nối hai bờ vui

Cầu Bốn Xã - An Giang không chỉ là nơi kết nối giữa hai bờ, mà còn là nơi ghi nhận những trái tim ấm áp cùng sẻ chia.

Đông Hường
Thi thiết kế bao bì: Khơi nguồn cảm hứng, thúc đẩy người trẻ có những ý tưởng sáng tạo

Với đề tài "Bao bì thúc đẩy bán hàng", cuộc thi năm nay hướng đến đối tượng là các bạn trẻ Việt có niềm đam mê với những thiết kế bao bì mang tính ứng dụng cao, đặt trải nghiệm của người dùng làm trọng tâm.

Đông Hường
Bỏ túi bí quyết khi dùng điều hòa để vừa bền lại không hao điện

Điều hòa là thiết bị tiêu thụ khá nhiều điện năng trong tháng. Việc sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp tiết kiệm được khoản chi tiêu đáng kể cho gia đình. 

Đông Hường
Xem thêm