Chủ nhật,

Chậm chạp khắc phục khủng hoảng rác thải nhựa?

Chủ nhật, ngày 13/03/2022   12:25 (GTM+7)

Việc nỗ lực xây dựng một thỏa thuận quốc tế nhằm giành quyền kiểm soát rác thải nhựa đã mất gần 5 năm nhưng chỉ đi đến... vạch xuất phát. Có phải Liên Hợp Quốc quá chậm chạp?

Trước trụ sở của Liên Hợp Quốc ở Nairobi - thủ đô và thành phố lớn nhất của Kenya, châu Phi có một tác phẩm nghệ thuật cao 30 feet mô phỏng chiếc vòi đang chảy một dòng chất thải nhựa.

Bên trong sảnh chính, vào thứ Tư tuần qua, 175 đại biểu Liên Hợp Quốc đã bàn về tình trạng ô nhiễm nhựa đang ngày càng tồi tệ trên thế giới. Họ đồng ý đàm phán hiệp ước toàn cầu nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa. Việc làm này được cho là thỏa thuận về môi trường quan trọng nhất kể từ Hiệp định khí hậu Paris năm 2015.  

Tác phẩm nghệ thuật mô phỏng chiếc vòi đang chảy một dòng chất thải nhự trước trụ sở của Liên Hợp Quốc tại châu Phi. Ảnh: Tony Karumba

Tác phẩm nghệ thuật mô phỏng chiếc vòi đang chảy một dòng chất thải nhự trước trụ sở của Liên Hợp Quốc tại châu Phi. Ảnh: Tony Karumba

Nội dung của cuộc thỏa thuận đã được đưa ra trước khi các đại biểu bắt đầu bỏ phiếu. Một lịch trình cho các cuộc đàm phán hiệp ước sẽ bắt đầu vào tháng Năm. Inger Andersen, người đứng đầu Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, tuyên bố: “Đây là một thời khắc lịch sử”. 

Rác thải nhựa đổ ra các đại dương được dự báo sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040. Vì vậy cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thời điểm này không phải là quá sớm. Việc nỗ lực xây dựng một thỏa thuận quốc tế nhằm giành quyền kiểm soát rác thải nhựa đã mất gần 5 năm nhưng chỉ đi đến... vạch xuất phát. Có phải Liên Hợp Quốc quá chậm chạp? Liệu Liên Hợp Quốc có thể đưa ra giải pháp kịp thời để ngăn chặn thảm họa môi trường hay không? Về vấn đề này, đại diện Liên Hợp Quốc đã phát biểu: “Hiệp ước toàn cầu sẽ giải quyết mấu chốt vấn đề bằng cách yêu cầu các quốc gia cam kết xử lý rác thải nhựa. Hiệp ước này sẽ có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý và yêu cầu các quốc gia tự nguyện cam kết giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính”.  

Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia. Ảnh: TL

Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia. Ảnh: TL

Rác thải nhựa gia tăng trong những năm gần đây và đã được ghi nhận ở mọi nơi trên thế giới. Khi sản xuất nhựa tăng lên - phát triển nhanh hơn sản xuất bất kỳ vật liệu nào khác - thì vấn đề chất thải càng trở nên cấp thiết hơn.  

Trước thời điểm các nhà đàm phán được triệu tập đến thủ đô của Kenya, hơn 300 nhà khoa học từ hơn 140 quốc gia và gần 100 nhà lãnh đạo các công ty đa quốc gia, bao gồm một số công ty sử dụng nhựa lớn nhất: Công ty Coca Cola, PepsiCo và Unilever đã công khai ủng hộ hiệp ước toàn cầu.                            

           

Thủ tướng yêu cầu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo nhằm giúp đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm pháp luật, quản trị quốc gia trong lĩnh vực này.

Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phê duyệt Đề án tổ chức Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 với chủ đề “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.

Linh Trang (National Geographic)

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Khởi động chiến dịch thu gom và tái chế bàn chải cũ

Xử lí bàn chải không đúng cách sẽ tạo áp lực lên môi trường và sinh vật sống trên hành tinh. Bách hóa Xanh đã ký kết với Colgate thực hiện chiến dịch thu gom và tái chế bàn chải cũ.

Đông Hường
Loại tảo loăn xoăn giá đắt đỏ, nhiều người xem như báu vật thiên nhiên đã nuôi trồng thành công ở miền Nam Việt Nam

Tảo xoắn Spirulina từ lâu nổi tiếng như một loại thực vật siêu dưỡng chất. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học hàng đầu đã công bố thành công giống tảo xoắn Spirulina thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện môi trường của miền Nam Việt Nam.

Đông Hường
Lạ mắt với ‘cụ bàng’ hàng trăm năm tuổi rụng lá chết khô được ‘hồi sinh’ thành tác phẩm nghệ thuật

 "Cụ bàng" trông bắt mắt và có nhiều hình thù độc đáo. Gốc có đường kính 2 mét, chiều dài 8 mét, thu hút sự tò mò, hiếu kì của người dân đến chiêm ngưỡng.

Đông Hường
Vật dụng từ bã mía, cà phê ‘ôm’ giải nhất ý tưởng khởi nghiệp HSSV TP.HCM

Sau gần 2 tháng triển khai và tổ chức cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” TP.HCM, 12 dự án đã có giải, ứng dụng từ bã mía, bã cà phê ‘ôm’ giải nhất. 10 dự án sẽ được chọn đi tiếp vào vòng Chung kết toàn quốc tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2/2024.

Đông Hường
Ấn tượng với những thiết kế bao bì mới lạ và đầy tính ứng dụng bền vững

Cuộc thi SCGP Packaging Speak Out 2023 - Việt Nam đã khép lại, kỳ vọng góp phần ươm mầm những tài năng trẻ Việt Nam tương lai, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành bao bì.

Đông Hường
Những cái bắt tay nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững

Hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời đã ‘trình làng’ định hướng hoạt động 3 năm và kế hoạch hành động cho năm 2024. Đồng thời ký kết các văn bản ghi nhớ với đại diện các tỉnh, đối tác trong và ngoài nước về việc triển khai liên kết, nâng tầm chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp bền vững.

Đông Hường
Chị em mê mẩn chiêm ngưỡng những lọ hoa có một không hai của các hot boy nhà Điện Quang

Cuộc thi Cắm hoa tái chế nhân ngày 20/10 với chủ đề “Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt tôi” do các chàng điển trai nhà Điện Quang trổ tài khiến chị em mắt tròn mắt dẹt, rưng rưng không nói nên lời.

Đông Hường
Nhà bán lẻ hàng đầu ‘chạm ngõ’ thúc đẩy tăng trưởng xanh, hướng mục tiêu Net-Zero

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động và Công ty TNHH Năng Lượng CAS đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai các dự án năng lượng xanh và kinh tế tuần hoàn. Nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, đóng góp vào mục tiêu Net-Zero của Việt Nam.

Đông Hường
Hơn 2 tấn giấy, 12.000 bộ quần áo được học sinh Hà Nội gom đem tái chế

Chỉ trong 2 ngày học sinh Hà Nội đã thu về 2 tấn giấy và sách truyện, 252kg bìa, 47kg chai lọ, 12.000 bộ quần áo và các vật dụng khác để đem tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.

Đông Hường
Cảnh báo: Đa phần túi ni lông chỉ sử dụng một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm

Trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 7-9 túi ni lông/ngày. Đa phần các túi ni lông chỉ sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm. Đây là nhận định được TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình”.

Đông Hường
Giải pháp nào giúp phân loại rác thải nhựa tại gia đình?

Chỉ còn 2 ngày nữa, tọa đàm trực tuyến “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội.

Đông Hường
Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh: ‘tấm hộ chiếu’ mở rộng thị phần xuất khẩu

Chuyển đổi xanh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp vượt qua thách thức và bắt kịp được đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu.

Đông Hường
Lần đầu tiên bộ vật phẩm đường đua được sản xuất từ nguyên liệu tái chế

Giải chạy Sơn Kim Thành phố Thủ Đức 2023 đánh dấu một sự kiện thể thao thường niên đầu tiên của TP.Thủ Đức. Đặc biệt sử dụng bộ sưu tập đường đua (Race kit) “xanh” sản xuất từ nguyên liệu tái chế, cổ vũ ý thức bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp sống xanh, sống khỏe.  

Đông Hường
Xem thêm