Thứ sáu,

Chị Mộng Cầm: ‘Ung thư vú không đáng sợ, cứ nghĩ hư đâu sửa đó’

Thứ hai, ngày 06/03/2023   10:48 (GTM+7)

Dù từng mắc ung thư vú trái ở tuổi 38, hai năm sau, khối u tiếp tục tấn công vú phải, thế nhưng chị Mộng Cầm tự tin, “ung thư vú không đáng sợ, mình cứ nghĩ hư đâu sửa đó”.

Nhận kết quả ung thư vú ở tuổi 38 tuổi (năm 2018), mọi thứ gần như sụp đổ trước mắt chị Mộng Cầm (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Tuy nhiên, nghĩ đến con thơ, xốc lại tinh thần, cố gắng điều trị bệnh cùng với sự sát cánh của gia đình, chị đã chiến đấu và vượt qua “cửa tử”, trân trọng những ngày tháng trước mắt. Hiện tại, sức khỏe của chị ổn định. Tái tạo thẩm mỹ ngực còn giúp người phụ nữ trung niên tự tin hơn trong cuộc sống vợ chồng.

z4156317500514_9c1ae176b9c8cc78c47e3a8583121ba4

"Giữ tinh thần lạc quan là chiến thắng được 50%, 50% còn lại hãy tin tưởng và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ", chị Mộng Cầm tự tin.

Chị Cầm đi khám bệnh thì phát hiện trong vú có tế bào tăng sinh bất thường không điển hình hơn 4 năm trước. “Lúc đó, tôi rất dửng dưng vì chưa đến 40 tuổi, lại có lối sống lành mạnh thì làm sao mắc bệnh được”, chị cho biết.

Để đối chứng kết quả, chị đến một bệnh viện khác để siêu âm và chụp nhũ ảnh nhưng cũng không xác định ung thư vú. Bác sĩ khuyên chị nên sinh thiết và kết quả là viêm vú. Tuy nhiên, một tháng sau, chị cảm nhận rõ khối u trong vú to lên nhanh. Lúc đầu, khối u chỉ bằng ngón tay cái, sau đó như quả trứng gà. Chị không cảm thấy đau, chỉ mặc áo cấn mới hơi xốn cộm. Kết quả sinh thiết cho thấy u ác tính giai đoạn IIB (IIB được đánh giá là giai đoạn sớm nên được tiên lượng khá tốt).

“Tôi sốc nặng, đầu óc trống rỗng, suy sụp. Tôi nghĩ ung thư vú là ‘án tử’ đang treo lơ lửng trên đầu. Trong khi đó, ba con của tôi còn nhỏ dại, đứa bé nhất mới chỉ một tuổi. Bố của tôi cũng mất vì ung thư nên tôi khó thoát khỏi ám ảnh”, chị nói.

Phải mất 6 tháng, chị mới lấy lại cân bằng. Theo chị Cầm, điều tiếc nuối là chị phát hiện tế bào tăng sinh từ sớm nhưng lại để mất cơ hội điều trị ngay từ lúc đó. Nếu tích cực theo dõi và tầm soát khi chớm phát hiện có khi không phải nhận kết quả thế này.

Trong suốt thời gian qua, gia đình, người thân luôn sát cánh chăm sóc chị. Bệnh nhân còn được bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang (hiện là Trưởng khoa Ngoại vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) điều trị, động viên, theo sát quá trình chữa bệnh. Qua bác sĩ, chị Cầm tham gia vào CLB bệnh nhân ung thư vú của Bệnh viện Tâm Anh. Tại đây, chị được gặp gỡ và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các “chiến binh K” để cùng động viên nhau sống mạnh mẽ, lạc quan, vượt qua bệnh tật.

Đến giờ, chị vẫn có thể mô tả chi tiết hình ảnh và cảm nhận của lần đầu bước vào phòng mổ. “Căn phòng lạnh ngắt, chỉ một mình nằm trơ trọi, suy nghĩ mông lung không biết sau hôm nay có thể sống tiếp, có gặp lại con hay không. Sau ca mổ, tôi cố nhiều lần nhưng không sao mở mắt ra được, chỉ thấy lờ mờ ai đó đứng trước mặt, rồi lại thiếp đi. Nhưng tôi tự nhủ trong đầu rằng mình phải sống”, chị kể.

Một năm đầu, bệnh nhân được phẫu thuật đoạn vú, hóa trị, xạ trị. Thời gian điều trị của chị Cầm dài hơn nhiều bệnh nhân khác vì cơ thể suy nhược nên không vô hóa chất liên tục được, khoảng 3 lần mỗi tuần trong 3 tháng. Mỗi lần vô thuốc, chị không ăn uống được, nôn ói.

Sau khi cắt bỏ một bên vú, ngoài nỗi đau về thể xác, chị còn nỗi đau tinh thần. Lúc lên bàn mổ, bác sĩ vẫn khuyên chị giữ lại tuyến vú để tái tạo vì tuổi còn trẻ. Tuy nhiên, nỗi lo về bệnh tật xâm lấn, chị chỉ muốn loại bỏ hết mầm mống ung thư ra khỏi cơ thể. Chị sợ tái tạo có khả năng cao tái phát, tốn thời gian điều trị thì chồng con lại vất vả chăm sóc nên quyết định đoạn nhũ. Song, đến giờ, đó là điều nuối tiếc thứ hai của chị. Những khi sinh hoạt vợ chồng, khiếm khuyết thể xác lại trở thành khoảng trống cảm xúc của cả hai.

Chị cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, tập yoga và đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Thế là, khoảng thời gian khó khăn nhất cũng đi qua.

Thế nhưng, hai năm sau khi phát hiện ung thư vú trái, năm 2020, chị lại đón nhận tin dữ một lần nữa: có khối u ác tính ở vú phải. Lần này chị đón nhận với tâm thế khác vì nghĩ “hư đâu sửa đó”. Hành trình chiến đấu với bệnh cũng nhẹ nhàng hơn vì chị đã có kinh nghiệm và phát hiện ở giai đoạn sớm hơn. Bác sĩ chỉ định hóa trị trước, sau đó phẫu thuật và tái tạo thẩm mỹ lại vú cho cả hai bên.

Có lúc trải qua những giây phút chênh vênh, thậm chí đau đớn, vật vã nhưng vì gia đình, chị Cầm đã tiếp tục chiến đấu. Cuối cùng, hành trình gian nan đã qua đi. Giờ đây, sức khỏe dần ổn định, chị lạc quan, yêu đời. Khi được bác sĩ tái tạo thẩm mỹ hai bên vú, chị tự tin hơn.

Theo chị Cầm, qua những thăng trầm và biến cố bệnh tật, chị nhận ra nhiều điều. Đó là ung thư vú không đáng sợ như mình từng nghĩ. Với khoa học hiện đại, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị và ổn định dài lâu.   

Khi đã điều trị ổn định, khỏe hơn, lấy lại được tinh thần, chị Cầm hay tìm hiểu kiến thức về ung thư nhằm chia sẻ kinh nghiệm cho những bệnh nhân khác vững tâm hơn để chiến đấu, sớm khỏe lại.

Chị tâm niệm “sống là cho đi, sống phải vui vẻ, cố gắng làm việc có ích để mỗi ngày đều ý nghĩa” và muốn nhắn nhủ đến phụ nữ rằng bệnh ung thư vú hiện nay khá phổ biến, chị em nên chăm sóc sức khỏe mỗi ngày; ngoài ăn uống, luyện tập điều độ thì cần kiểm tra, tầm soát sức khỏe định kỳ. Nếu không may phát hiện bệnh thì nên bình tĩnh đối mặt.

“Giữ tinh thần lạc quan là chiến thắng được bệnh 50%, 50% còn lại hãy tin tưởng và tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Chỉ cần giữ được phương hướng, tìm được đúng bác sĩ giỏi, có tâm, người bệnh sẽ bớt khổ, bớt lãng phí thời gian và chi phí”, chị Cầm nói thêm. 

Vụ thu hồi dầu gội khô nghi chứa chất gây ung thư: Unilever Việt Nam nói gì?

Unilever Việt Nam khẳng định việc thu hồi một số loại dầu gội khô dạng xịt là tự nguyện và chỉ áp dụng tại thị trường Mỹ, Canada, không ảnh hưởng đến các sản phẩm đang lưu hành ở Việt Nam.

Ăn cơm nguội hâm nóng gây ung thư: Thực hư ra sao?

Thói quen ăn cơm nguội hâm nóng lại rất phổ biến nhưng nhiều thông tin cho rằng đồ ăn nguội này có thể gây ung thư. Thực hư ra sao?

 Quyên Phan

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Dân tình rần rần đăng ký tham gia khiến Giải chạy UMC Run 'cháy' vé

Ngay từ khi mở cổng đăng ký vào cuối tháng 2/2024, giải chạy đã “cháy" vé với 3.000 vận động viên đăng ký tham gia ở mọi cự ly. Có gì ở Giải chạy UMC Run mà khiến dân tình rần rần đăng ký tham gia?

Đông Hường
Hoa khôi ‘Nét đẹp thầy thuốc trẻ' có nụ cười tỏa nắng, càng nhìn càng 'cuốn'

Với phần thể hiện xuất sắc, cùng nụ cười tỏa nắng, điều dưỡng Phạm Thị Thu Đông đã chinh phục Ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi “Nét đẹp thầy thuốc trẻ - Miss HYPA 2024”.

Đông Hường
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?

Những điều nhỏ bé trong cuộc sống luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt là trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân sau khi có con.

Đông Hường
‘Âm thanh của tình anh em’ ngân lên nhiều cảm xúc, tạo năng lượng tươi mới, trẻ trung, tích cực

Dự án “Âm thanh của tình anh em” mang đến cho khán giả Việt Nam hai buổi trình diễn đặc biệt. Chương trình quy tụ 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Tiền Phong Marathon 2024 thành công hơn nhờ thêm lý do này

Giải Tiền Phong Marathon lần thứ 65 tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ ngày 29 - 31/3/2024 đã diễn ra thành công và đạt kỷ lục về số lượng VĐV tham gia.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xem thêm