Thứ sáu,

Những việc tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu người bị co giật, động kinh

Thứ bảy, ngày 04/03/2023   21:26 (GTM+7)

Sơ cứu người bị co giật, động kinh an toàn phải đúng trình tự từng bước. Tuyệt đối lưu ý những việc không nên làm sau đây trong quá trình sơ cứu nạn nhân co giật để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

BS.CKI Huỳnh Văn Mười Một, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, co giật là một biểu hiện hoạt động phóng điện của nhiều tế bào thần kinh ở vỏ não xảy ra một cách đồng thời, thoáng qua và không kiểm soát được. 

Một số trường hợp co giật chỉ là triệu chứng xảy ra trong quá trình bệnh của một bệnh thần kinh hoặc một bệnh nội khoa nào đó và không tái lại một khi những bệnh lý này được giải quyết.

Động kinh là một rối loạn mạn tính, biểu hiện đặc trưng bởi những cơn co giật lặp đi lặp lại mà điển hình là không dự đoán được, không cần yếu tố thúc đẩy. Hầu hết động kinh là vô căn.

Những nguyên nhân khác của động kinh: chấn thương, u não, bệnh não chu sinh, dị dạng não bẩm sinh, các nhiễm trùng thần kinh, đột quỵ, các rối loạn thoái hóa thần kinh.

Tuổi khởi phát động kinh có thể phản ánh nguyên nhân: động kinh ở trẻ em thường là vô căn, dị dạng bẩm sinh hoặc do các rối loạn phát triển hệ thần kinh; ở người lớn tuổi thường do đột quỵ, thoái hóa não hoặc do u não. 

Các rối loạn nội khoa phổ biến gây co giật (không phải động kinh): hạ canxi máu, hạ natri máu, các rối loạn chuyển hóa porphyrin, thiếu oxy não, tăng đường huyết, hạ đường huyết, suy thận giai đoạn nặng, sốt cao, phản ứng thuốc, các tình trạng ngừng sử dụng rượu, thuốc cũng có thể gây co giật.

Dấu hiệu người bị co giật cần sơ cứu ngay

Co giật thường có các triệu chứng khác nhau, dưới đây là các dấu hiệu người bị co giật cần sơ cứu ngay. 

benh-dong-kinh-gay-co-giat

Co giật xảy ra khi những tế bào thần kinh hoạt động quá mức hoặc hoạt động một cách đồng thời.

Động kinh cục bộ

Còn gọi là co giật một phần và co giật cục bộ, là cơn động kinh chỉ ảnh hưởng đến một phần trong não có hoạt động bất thường như cánh tay bắt đầu cử động hoặc mặt bắt đầu co giật. Các cơn co giật xuất hiện ở 1 phần mặt hoặc tứ chi. Người bệnh có thể tỉnh táo, nhận thức được nhưng không thể kiểm soát, nhìn khoanh vùng hoặc nhìn chằm chằm khi cơn động kinh trở nên phức tạp. Khi hết cơn co giật, người bệnh không nhớ những điều đã xảy ra.

Động kinh toàn thể

Đa số cơn động kinh này xuất hiện đột ngột, người bệnh mất ý thức hoàn toàn, trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn co cứng (khoảng 1 phút): 2 tay co, 2 chân duỗi ra, co cứng cơ tứ chi, cơ ở thân và ngực…

Giai đoạn co giật cơ (kéo dài khoảng vài phút): mắt trợn trắng, giật cơ liên tục, sùi bọt mép lẫn máu.

Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau cơn co giật, người bệnh có thể hôn mê, thở dốc hoặc đái dầm.

Động kinh toàn thể rất nguy hiểm vì người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, không thể tự bảo vệ bản thân. Các cử động đập mạnh không kiểm soát được trong cơn co giật có thể dẫn đến chấn thương. 

Các cơn co giật nhẹ hơn như: nhìn chằm chằm, run tay hoặc chân trong thời gian ngắn, người bệnh đang ở trong trạng thái như mộng du nên cần được hướng dẫn tránh xa cầu thang, cạnh bàn… gây nguy hiểm. 

Một số người trước khi phát bệnh thường có các dấu hiệu như: ảo giác, chóng mặt, thay đổi thị giác, vị giác, khứu giác.

Khi cơ bắp co thắt dữ dội, người bệnh có thể cắn lưỡi, nghiến răng, không kiểm soát được tiểu tiện, khó thở hoặc ngừng thở, da xanh, mặt tím tái.

Một số trẻ xuất hiện cơn co giật do sốt cao thường thèm theo sốt cao tại thời điểm giật.

Sau cơn co giật, người bệnh sẽ biểu hiện đáp ứng chậm, lú lẫn hoặc rơi vào trạng thái ngủ.

Cách sơ cứu người bị co giật

Khi phát hiện có người bị co giật, trước hết giữ bình tĩnh để giúp đỡ người gặp nạn.

Yêu cầu mọi người xung quanh không tập trung đông để thông thoáng không khí.

Loại bỏ các vật sắc, nhọn ra xa người đang co giật vì khi mất ý thức, người bệnh có thể gây tổn thương cho bản thân hoặc người xung quanh.

Đặt nạn nhân nằm nghiêng sang bên trái để tránh nước bọt hoặc dịch nôn gây tắc nghẽn đường thở, đặt chân phải cao lên – tạo thành góc vuông ở đầu gối.

Đặt gối, khăn, áo (vật mềm)… kê dưới đầu người bệnh để bảo vệ đầu, tránh gây chấn thương.

Nới lỏng quần áo, thắt lưng, khăn quàng cổ, cà vạt… để không gây nghẹt thở.

Với trẻ em, nếu trẻ sốt cao co giật có thể cởi bớt quần áo, cho trẻ nằm trong môi trường thoáng mát để nhiệt độ cơ thể hạ xuống, sử dụng thuốc hạ sốt theo toa dược nếu có thể.

Thông thường cơn co giật sẽ hết sau 2 – 4 phút. Sau 5 phút, nếu người bệnh hết co giật nhưng vẫn chưa tỉnh táo, có biểu hiện khó thở, ngạt thở, da xanh hoặc lên cơn động kinh khác. Không để người bị co giật ở một mình, cần nhanh chóng gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

Sau cơn co giật nên kiểm tra nạn nhân còn thở, còn đáp ứng không. Nếu nạn nhân không đáp ứng khi lay gọi (không có bất cứ cử động hoặc âm thanh nào đáp ứng lại), không thở hoặc thở ngáp, cần thực hiện hô hấp nhân tạo. 

Nếu người bệnh tự cắn lưỡi hoặc môi chảy máu, dùng gạc/khăn sạch ép vào vết thương hoặc ép vào vết thương (nếu vết thương ở bên trong miệng) cho đến khi vết thương ngưng chảy máu.

Nếu người bệnh lên cơn khi vẫn đang dùng thuốc chống co giật nên gọi cho bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc.

Những việc không nên làm khi sơ cứu co giật

Khi người bệnh bị co giật, cần lưu ý những việc không nên làm sau đây trong quá trình sơ cứu nạn nhân co giật để tránh nguy hiểm đến tính mạng:

Không di chuyển người đang co giật.

Không đè lên người đang co giật (không giữ chân tay để ngăn cơn co giật) vì sẽ gây chấn thương cơ hoặc khung xương của người bệnh.

Không dùng tay, vật cứng hay bất cứ đồ vật nào vào miệng bệnh nhân để ngăn cắn lưỡi như: muỗng, đũa… gây gãy răng, tổn thương niêm mạc miệng, dễ ngạt, dị vật đường thở. Nếu người bệnh cắn lưỡi trong cơn co giật, sau khi hết co giật cần đưa người bệnh vào bệnh viện để may lại vết rách.

Không nặn chanh vào miệng người đang co giật, không ép người bệnh uống thuốc hoặc uống nước, uống sữa… vì có thể gây sặc, nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng ngừa co giật tái phát

Nếu người bệnh có tiền sử bệnh co giật cần tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ liều hoặc ngừng thuốc. 

Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, canxi như: thịt nạc, tôm, cua, cá, trứng…

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi.

Tập thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng, thư giãn tinh thần.

Với trẻ nhỏ có tiền sử co giật do sốt cao, cần hạ nhiệt độ cho trẻ khi sốt.

Viện thẩm mỹ Aries: Giấy phép một đằng hoạt động một nẻo, gây tai biến cho khách hàng

Viện thẩm mỹ Aries hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thẩm mỹ khi chưa có hồ sơ pháp lý theo quy định, nhưng đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ gây tai biến cho khách hàng.

Bắc Ninh: Vướng cả loạt sai phạm, 2 phòng khám bị phạt nặng và tước giấy phép

Phòng khám Đa khoa quốc tế Nhân Ái bị xử phạt 93 triệu đồng và rút giấy phép 2 tháng; Phòng khám Đa khoa Thành Đô bị phạt 150 triệu đồng và tước giấy phép thời hạn 3 tháng do một loạt sai phạm trong quá trình hoạt động.

Đông Hường

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Dân tình rần rần đăng ký tham gia khiến Giải chạy UMC Run 'cháy' vé

Ngay từ khi mở cổng đăng ký vào cuối tháng 2/2024, giải chạy đã “cháy" vé với 3.000 vận động viên đăng ký tham gia ở mọi cự ly. Có gì ở Giải chạy UMC Run mà khiến dân tình rần rần đăng ký tham gia?

Đông Hường
Hoa khôi ‘Nét đẹp thầy thuốc trẻ' có nụ cười tỏa nắng, càng nhìn càng 'cuốn'

Với phần thể hiện xuất sắc, cùng nụ cười tỏa nắng, điều dưỡng Phạm Thị Thu Đông đã chinh phục Ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi “Nét đẹp thầy thuốc trẻ - Miss HYPA 2024”.

Đông Hường
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?

Những điều nhỏ bé trong cuộc sống luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt là trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân sau khi có con.

Đông Hường
‘Âm thanh của tình anh em’ ngân lên nhiều cảm xúc, tạo năng lượng tươi mới, trẻ trung, tích cực

Dự án “Âm thanh của tình anh em” mang đến cho khán giả Việt Nam hai buổi trình diễn đặc biệt. Chương trình quy tụ 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Tiền Phong Marathon 2024 thành công hơn nhờ thêm lý do này

Giải Tiền Phong Marathon lần thứ 65 tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ ngày 29 - 31/3/2024 đã diễn ra thành công và đạt kỷ lục về số lượng VĐV tham gia.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xem thêm