Thứ bảy,

7 người trong một gia đình bị tiểu đường, mẹ tàn phế vì phải cắt bỏ bàn chân

Thứ bảy, ngày 09/12/2023   16:14 (GTM+7)

Gia đình có 7 người bị tiểu đường, gồm 5 mẹ con, các dì, các cậu, chưa tính bà ngoại đã mất cũng do biến chứng tiểu đường. Điều quá đáng sợ hơn, khi qua một đêm khiến người mẹ tàn phế vì phải cắt bỏ bàn chân.

Chủ quan vì không nghĩ mình bị tiểu đường

Cùng một ngày, hai mẹ con chị B. được đưa đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM cấp cứu do biến chứng bàn chân tiểu đường, riêng người mẹ phải cắt bỏ bàn chân. 

Chị P.T.B. 37 tuổi và mẹ 65 tuổi cùng nằm chung một phòng ở khoa Nội tiết – Đái tháo đường để điều trị vì bệnh tiểu đường đã có biến chứng bàn chân.

Nhìn lại chân mình và chân mẹ (nằm giường cạnh bên) vừa bị cắt cụt do tiểu đường, chị B. khóc: “Gia đình có 7 người bị tiểu đường, gồm 5 mẹ con, các dì, các cậu, chưa tính bà ngoại đã mất cũng do biến chứng tiểu đường. Không ngờ bệnh tiểu đường quá đáng sợ, qua một đêm khiến mẹ tôi đã tàn phế”.

Thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, mẹ của chị B. lúc nhập viện thì tình trạng hoại tử bàn chân đã lan rộng, các mạch máu nhỏ hư hỏng nặng, không đáp ứng điều trị, bắt buộc phải cắt cụt bàn chân để phòng nhiễm trùng lan rộng.

Mẹ chị B. bị tiểu đường hơn 15 năm và là người đầu tiên trong gia đình bị cắt cụt chân do biến chứng tiểu đường.

Còn chị và các em trong nhà phát hiện tiểu đường nhưng không điều trị vì nghĩ bệnh không nguy hiểm.

Chị B. nhập viện trong tình trạng chân trái sưng phù, đau nhức, nhiễm trùng nặng, không đi được, sốt cao do biến chứng bàn chân tiểu đường.

May mắn thay, sau nhiều ngày nỗ lực điều trị tích cực, truyền kháng sinh, rạch dẫn lưu mủ, cắt lọc các mô hoại tử, đặt hút áp lực âm giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời, chị được tiêm insulin, kết hợp thuốc uống điều trị tiểu đường, thuốc thần kinh, giảm mỡ máu để khắc phục tình trạng biến chứng thần kinh, tổn thương mạch máu nuôi chân.

Sau 1 tuần chăm sóc, vết thương đã đủ điều kiện xuất viện. Chị B. hết sốt, đau nhức, chân giảm châm chích, bác sĩ đã giữ lại được bàn chân cho chị B. Bác sĩ Linh cho biết nếu nhập viện trễ hơn chị có thể phải cắt cụt chân giống mẹ.

bac-si-khoa-noi-tiet-dang-kiem-tra-vet-thuong-cho-chi-b

Bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường đang kiểm tra vết thương cho chị B.

Chị B. chia sẻ: “Ngày mẹ phẫu thuật cắt cụt chân, cả gia đình tôi có mặt đông đủ. Chứng kiến mẹ bị cắt cụt bàn chân, tôi thì suýt cũng gặp cảnh tương tự, ai cũng sợ. Tôi sẽ không bao giờ dám lơ là bệnh này nữa. Chờ lo cho mẹ xong, cả nhà đi khám điều trị bệnh”.

Chị B kể, lúc chưa lấy chồng chị nặng 50kg cao 1m57. Khi mang thai bé đầu, chị tăng cân lên 80kg. Năm 2013, chị mang thai bé thứ 3 cân nặng lên 110kg kèm tiểu đường thai kỳ, phải mổ cấp cứu lấy thai, em bé chào đời nặng 5,2kg. Khi đó, bác sĩ khuyến cáo chị B. dễ bị tiểu đường type 2 cần theo dõi nhưng do cuộc sống bộn bề lo toan, chị quên mất lời dặn bác sĩ.

Năm 2022, chị đi khám tổng quát, bác sĩ phát hiện bị tiểu đường type 2 và loét dạ dày. Sau 5 ngày uống thuốc, chị thấy mệt nên bỏ điều trị. Cách đây vài ngày, cổ chân trái chị xuất hiện nốt thâm đen, sưng phù. Chị dùng kim chích nặn mủ. 3 ngày sau, chân đau nhức, chị tự mua kháng sinh uống nhưng không cải thiện. Cùng lúc thấy mẹ cũng bị đau nhức do biến chứng bàn chân tiểu đường lâu năm nên cả hai mẹ con nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

“Hơn 10 năm qua, tôi thấy sức khỏe bình thường, thi thoảng hay nổi nhọt ở bụng nhưng đắp thuốc hút mủ là hết. Hai chân tôi hay tê buốt, châm chích như có kiến bò nhưng tôi không nghĩ đây là dấu hiệu đang bị tiểu đường”, chị B chia sẻ.

Đi khám ngay nếu chân tê

Bác sĩ Linh cảnh báo, nếu người bệnh kiểm soát đường huyết không tốt, bỏ điều trị, bị tiểu đường lâu năm dễ bị biến chứng bàn chân tiểu đường, đe dọa tính mạng.

Bởi đường huyết cao, suy giảm sức đề kháng, tổn thương mạch máu, dây thần kinh là một trong những yếu tố thúc đẩy nhiễm trùng nặng, hoại tử dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, cắt cụt chân, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời.

Ở trường hợp của chị B. đã bị biến chứng tiểu đường, có tổn thương mạch máu lớn, thần kinh với biểu hiện xơ vữa hẹp mạch máu, giảm tưới máu, tổn thương và rối loạn dinh dưỡng thần kinh, ảnh hưởng chức năng dẫn truyền thần kinh…

Ban đầu người bệnh có các triệu chứng như: tê, lạnh, châm chích, đau nhức ở chân, đau nhiều hơn khi đi, nếu để lâu có thể mất cảm giác bàn chân. Tình trạng này diễn tiến âm thầm nhưng để lại hậu quả lớn nguy hiểm đến tính mạng.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường người bệnh cần chú ý:

Người trên 45 tuổi; Gia đình có người thân bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột); Người ít vận động; Chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế hoặc đường hấp thu nhanh; Người có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân – béo phì; Người mắc bệnh lý buồng trứng đa nang; Đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường; Người có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

Do đó các đối tượng trên cần đi tầm soát định kỳ để phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Bác sĩ Linh cho biết thêm, kiểm soát đường huyết cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh phải hiểu biết rõ về bệnh, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Cụ thể, người bệnh không bỏ điều trị, uống thuốc đúng loại, đúng liều, đúng giờ. Chế độ ăn uống giảm tinh bột, tăng cường rau xanh, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Giữ lối sống, sinh hoạt lành mạnh, bỏ thuốc lá, rượu bia, không thức khuya. Thư giãn giúp giảm căng thẳng, vì căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây tăng đường huyết. Cuối cùng phải tái khám định kỳ với bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường để được kiểm tra đường huyết trung bình trong 3 tháng (HbA1c) và tầm soát các biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh cần khám tầm soát sớm biến chứng bàn chân tiểu đường nhằm phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến cắt cụt chân.

Hoảng hồn khi tăng 10kg trong 3 tháng, tưởng phát tướng hóa ra bệnh hiếm

Một năm nay, chị T.H.B.T. (26 tuổi, Bình Phước) tăng cân không kiểm soát dù ăn uống bình thường. Từ một cô gái mảnh khảnh, khuôn mặt V-line, chị T tăng gần 10kg sau 3 tháng. Chị mất tự tin, ngại gặp bạn bè vì mặt tròn, cằm nọng, bụng phệ, vai ú.

Hy hữu: Vòng tránh thai đi lạc 32 năm

Bà Ân (ngụ Đắk Lắk) thường xuyên đau bụng vùng thượng vị, ợ nóng, sốt, siêu âm ổ bụng không phát hiện bất thường, nội soi dạ dày kết quả niêm mạc viêm sung huyết. Nội soi đại tràng phát hiện chiếc vòng tránh thai chữ T đã lọt khỏi tử cung, đâm vào ổ bụng, xuyên qua đại tràng.

PV

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn 'gật gà gật gù'?

Một số người dù đã ngủ đủ 8 tiếng, thậm chí 9 – 10 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù” trong khi số khác chỉ ngủ 5 – 6 tiếng nhưng vẫn tràn đầy năng lượng.

Đông Hường
Chuyên gia khuyến cáo, tránh đột quỵ khi tham gia chạy bộ cần kiểm soát ngay điều này

Người chạy bộ nên sử dụng thiết bị đo nhịp tim, kiểm soát hơi thở, tốc độ chạy, tầm soát sức khỏe khi tham gia chạy đường dài.

Đông Hường
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng

Một phụ nữ Thanh Hóa đã phải nhập viện với mảng bụng lớn tím đen, đau đớn, sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng tại 1 spa.

Đông Hường
Có được uống rượu khi bị cao huyết áp không?

Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng uống rượu nhiều quá mức có thể làm nguy cơ cao huyết áp, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Đông Hường
Mùi dưới cánh tay: Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được tuyệt đối

Bác sĩ Duy cho biết, hôi nách là tình trạng vùng da dưới cánh tay có mùi gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chưa có phương pháp không xâm lấn nào triệt được mồ hôi tuyệt đối.

Đông Hường
Dân tình rần rần đăng ký tham gia khiến Giải chạy UMC Run 'cháy' vé

Ngay từ khi mở cổng đăng ký vào cuối tháng 2/2024, giải chạy đã “cháy" vé với 3.000 vận động viên đăng ký tham gia ở mọi cự ly. Có gì ở Giải chạy UMC Run mà khiến dân tình rần rần đăng ký tham gia?

Đông Hường
Hoa khôi ‘Nét đẹp thầy thuốc trẻ' có nụ cười tỏa nắng, càng nhìn càng 'cuốn'

Với phần thể hiện xuất sắc, cùng nụ cười tỏa nắng, điều dưỡng Phạm Thị Thu Đông đã chinh phục Ban giám khảo và trở thành Hoa khôi của cuộc thi “Nét đẹp thầy thuốc trẻ - Miss HYPA 2024”.

Đông Hường
Làm thế nào để giữ mối quan hệ bền chặt sau khi có con?

Những điều nhỏ bé trong cuộc sống luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc vĩnh cửu, đặc biệt là trong các mối quan hệ, đặc biệt là hôn nhân sau khi có con.

Đông Hường
‘Âm thanh của tình anh em’ ngân lên nhiều cảm xúc, tạo năng lượng tươi mới, trẻ trung, tích cực

Dự án “Âm thanh của tình anh em” mang đến cho khán giả Việt Nam hai buổi trình diễn đặc biệt. Chương trình quy tụ 41 nghệ sỹ đến từ 20 quốc gia của Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Thế giới và 33 tài năng trẻ đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Đông Hường
Bé gái 15 tuổi bụng to như phụ nữ mang thai đủ tháng, bác sĩ cảnh báo

Bé H., 15 tuổi, hai năm qua tăng cân bất thường, bụng to dần, khó thở, đi lại khó khăn, bác sĩ phát hiện u buồng trứng chứa gần 10 lít dịch chiếm hết ổ bụng. 

Đông Hường
Những bước tiến trong điều trị chứng tay chân run lẩy bẩy

Ngày nay, điều trị bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở việc giảm những triệu chứng như run tay chân, đơ cứng mà còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đông Hường
Tiền Phong Marathon 2024 thành công hơn nhờ thêm lý do này

Giải Tiền Phong Marathon lần thứ 65 tổ chức tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ ngày 29 - 31/3/2024 đã diễn ra thành công và đạt kỷ lục về số lượng VĐV tham gia.

Đông Hường
Chuyên gia 'mở lối' giúp thai kỳ khỏe mạnh, tránh bệnh cho con

Kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe mẹ mà còn giúp thai nhi thừa hưởng miễn dịch thụ động, tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời.

Đông Hường
Xem thêm