Thứ hai,

Vụ lừa đảo con đang cấp cứu: Chuyên gia chỉ phụ huynh cách phòng tránh 'sập bẫy'

Thứ hai, ngày 13/03/2023   11:24 (GTM+7)

Phụ huynh bị "sập bẫy" lừa đảo do đối tượng đã khai thác tối đa điểm yếu trong tâm lý của các bậc làm cha, làm mẹ khi nghe tin con gặp tai nạn ở trường.

Phụ huynh dễ mắc lừa vì bị khai thác điểm yếu tâm lý

Thời gian qua, dư luận xã hội xôn xao trước việc xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn đối tượng mạo danh là giáo viên, cán bộ nhà trường gọi điện báo tin cho phụ huynh học sinh nói rằng con em của họ bị tai nạn ở trường, cần gấp một khoản tiền để cấp cứu, điều trị, nhiều người đã chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng, kết quả là bị chiếm đoạt số tiền đó.

Trước tình trạng trên, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an) đánh giá đây là trò lừa đảo mới xuất hiện và khá tinh vi. Điều này thể hiện ở chỗ đối tượng đã khai thác tối đa điểm yếu trong tâm lý của các bậc làm cha, làm mẹ khi nghe tin con bị tai nạn ở trường.

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an). 

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an). 

"Trong tình huống này, vì lòng thương con, đa phần phụ huynh rất nhanh chóng lâm vào tình trạng lo sợ, lúng túng, bất an, thậm chí hoảng loạn. Đây là thời điểm thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh táo nhất mà đối tượng có thể lợi dụng để thao túng tâm lý, dẫn dụ nạn nhân làm theo yêu cầu của mình", Thượng tá Đào Trung Hiếu nói.

Chuyên gia này phân tích, khi đối tượng đã gọi đúng số máy, đọc đúng tên phụ huynh và tên con, tên lớp, thì nạn nhân thường sẽ không còn nghi ngờ gì nữa, mặc định đó là giáo viên hoặc cán bộ nhà trường nơi con mình đang học. Có trường hợp đồng bọn của kẻ mạo danh sẽ đóng vai nhân viên y tế thông báo tình hình bệnh lý của con, nên tạo được lòng tin của nạn nhân.

Đối tượng tạo ra tình huống khẩn cấp, như cần tiền đóng viện phí nhập viện để giải phẫu ngay, không cho phép phụ huynh chần chừ, do dự, tính toán hay kiểm tra lại thông tin. Vì sốt ruột lo lắng cho con, sợ sự chậm chễ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, nên nhiều người đã dễ dàng chấp nhận làm theo các yêu cầu của đối tượng, chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng cung cấp.

Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu nhận định, mấu chốt để thực hiện được trò lừa này, là đối tượng phải có được số máy của nạn nhân và nắm rõ thông tin cá nhân, quan hệ của người đó với học sinh ở lớp. Như vậy, có thể đánh giá danh sách học sinh với tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của phụ huynh đã bị lộ lọt.

Nhiều trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã gửi thông báo cảnh báo phụ huynh về thủ đoạn lừa đảo mới. 

Nhiều trường học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã gửi thông báo cảnh báo phụ huynh về thủ đoạn lừa đảo mới. 

Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, nơi quản lý những thông tin này thường có những nguồn sau:

Một là, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp học, Ban phụ huynh học sinh của lớp, của trường;

Hai là, ở nhiều trường, lớp học có các nhóm Zalo chát giữa phụ huynh học sinh với giáo viên;

Ba là, các lớp dạy thêm, học thêm, cũng có danh sách học sinh, phụ huynh kèm số điện thoại, do bộ phận quản lý học viên tại các trung tâm đó nắm giữ.

"Tôi đánh giá rất có thể thông tin cá nhân của phụ huynh và học sinh đã bị lộ lọt, hoặc vô tình, hoặc cố ý, từ các nguồn này. Việc rà soát, điều tra sự việc cũng nên bắt đầu từ đây", Thượng tá Đào Trung Hiếu nhận định.

Chuyên gia nghiên cứu tội phạm học này cũng chỉ ra thủ đoạn lừa đảo này có điểm giống nhau và khác biệt so với các trò lừa mạo danh đã từng xảy ra:

- Điểm chung giống nhau:

Các trò lừa đảo này đều thực hiện bằng thủ đoạn mạo danh người khác;

Đều đưa ra những lý do hợp lý nhằm tạo nên sự lo sợ trong tâm lý nạn nhân, từ đó tạo cơ sở buộc nạn nhân phải chuyển tiền qua các giao dịch chuyển khoản và chiếm đoạt số tiền đó;

Các tài khoản nhận tiền do phạm tội mà có đều là các tài khoản ảo, không phải của chính đối tượng gây án, mà có thể do chúng mua được ở trên mạng.

- Về sự khác biệt:

Các chiêu trò lừa đảo mạo danh đã xảy ra trên không gian mạng thời gian vừa qua, như giả danh cơ quan pháp luật, các cơ quan cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, gas, bưu điện, ngân hàng…đối tượng thường gọi tới bất kỳ số điện thoại nào đó. Nghĩa là không xác định trước nạn nhân.

Trong trò lừa mạo danh giáo viên mới xảy ra, mục tiêu được đối tượng lừa đảo xác định trước, căn cứ theo thông tin cá nhân về họ mà chúng có được theo một cách nào đó.

Phòng ngừa bằng cách nào?

Để phòng ngừa thủ đoạn lừa đảo với chiêu thức nói trên, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu đưa ra một số những biện pháp sau:

- Giữa nhà trường và gia đình học sinh tăng cường sự liên lạc, trao đổi thông tin thông qua đường dây nóng, để phụ huynh học sinh có thể cập nhật tình hình của con ở trường. Lưu ý khi lên lớp giáo viên thường không bắt máy, nên phải có những số máy thường trực luôn ở trạng thái chờ kết nối, tức là đường dây nóng với nhà trường.

Thủ đoạn lừa đảo của tội phạm ngày càng tinh vi khiến nhiều người dễ 'sập bẫy'. 

Thủ đoạn lừa đảo của tội phạm ngày càng tinh vi khiến nhiều người dễ "sập bẫy". 

- Các lớp học, giáo viên và phụ huynh học sinh cần nâng cao ý thức bảo mật thông tin, đề phòng bị hack điện thoại, hoặc vô tình lộ lọt thông tin cá nhân, danh sách lớp học.

- Phụ huynh học sinh cần cập nhật thường xuyên tình hình an ninh trật tự để biết các thủ đoạn phạm tội mới;

- Tình huống nhận được cuộc gọi báo tin con bị tai nạn, cần hỏi rõ họ tên, chức vụ của người cung cấp thông tin. Sau đó, gọi điện cho nhà trường, hoặc giáo viên, hoặc cho con mình (nếu con có điện thoại) để kiểm tra, kiểm chứng thông tin.

Tình huống không liên lạc được thì phải trực tiếp hoặc nhờ người tin cậy đến tận nhà trường kiểm tra. Tuyệt đối không dễ dàng làm theo những yêu cầu của người lạ, cho dù có xưng danh là ai.

- Phải trình báo ngay với cơ quan công an gần nhất để cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.

- Đồng thời, cần thông báo cho nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, hoặc chủ động đưa thông tin lên mạng xã hội về tình huống bị lừa đảo của mình để cảnh báo xã hội, giúp nhiều người cảnh giác với thủ đoạn phạm tội mới của bọn tội phạm.

Không xuất trình được chứng từ hợp pháp, 15 tấn đậu tương bị thu giữ

Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện và thu giữ 15 tấn đậu tương có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không xuất trình được chứng từ hợp pháp.

Nghệ An: 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke 'bấm nút' dừng

100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã dừng hoạt động do liên quan đến việc chưa đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Nam Anh

Theo dõi Báo Tiêu Dùng trên
Tin cùng chuyên mục
Nhiều điểm cộng ở khối ngành sức khỏe, sinh viên đừng bỏ lỡ khi chọn 'lối' tương lai

Chú trọng phát triển khối sức khỏe thành lĩnh vực mũi nhọn, năm học 2024 - 2025 HIU có nhiều chính sách học bổng hấp dẫn cho thí sinh đăng ký. Riêng ngành Y tế công cộng học bổng đến 20 triệu đồng.

Đông Hường
Một thông tin cực lợi cho các thí sinh thi IELTS

Thí sinh được phép thi lại một trong bốn kỹ năng bất kỳ (Nghe, Nói, Đọc, Viết) thay vì phải thi lại toàn bộ. Đây là một thông tin cực lợi cho các thí sinh thi IELTS.

Đông Hường
Các bạn trẻ yêu thích thể thao đừng bỏ qua cơ hội này

Bảo hiểm Sun Life Việt Nam cùng với CLB bóng rổ Saigon Heat và Beyond Sport, vừa khánh thành sân chơi bóng rổ dành cho các bạn trẻ với tên gọi Không gian thể thao Sun Life – Sun Life Sports Space.

Đông Hường
'Soi' ưu và nhược của việc đỗ xe ngoài trời, dưới hầm

Khi lựa chọn bãi đỗ xe, bạn nên cân nhắc nhu cầu thực tế và điều kiện môi trường. Đồng thời, đưa ra những lựa chọn hợp lý để bảo vệ sự an toàn và hình thức cho xe của mình một cách tối đa.

Đông Hường
Du học hè rục rịch vào ‘mùa’

Một loạt chương trình hè dành cho thanh thiếu niên Việt Nam trong khuôn khổ chương trình Du học hè New Zealand vừa được giới thiệu. 

Đông Hường
‘Vua’ xuất khẩu tôm nỗ lực chăm lo thị trường nội địa

Việc hợp tác với Bách hóa Xanh, Tổng Giám đốc Minh Phú tin tưởng sẽ giúp đưa con tôm chất lượng chuẩn xuất khẩu đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước, cũng như cách họ đã chinh phục thị trường nước ngoài.

Đông Hường
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1

Thông tin một bệnh nhân tử vong do cúm A/H5N1 khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, chuyên gia chỉ ra các món ăn mà nhiều người ưa thích lại có thể là nguồn lây của loại dịch bệnh này.

Đông Hường
Da bong tróc, môi phồng rộp vì mỹ phẩm secondhand

“Săn” được bộ sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng còn mới 99% với chi phí giảm sâu trong hội thanh lý đồ secondhand (đồ đã qua sử dụng), cô gái 21 tuổi bị da bong tróc, môi phồng rộp.

Đông Hường
Chị em tranh thủ 8 loại mặt nạ tóc tự nhiên, có sẵn trong bếp giúp tóc luôn mượt mà, óng ả

Ngoài những sản phẩm phục hồi chăm sóc tóc được các nhà tạo mẫu tóc hay sử dụng tại salon thì các bạn có thể tự chế mặt nạ phục hồi tóc từ những nguyên liệu tự nhiên tại gia một cách đơn giản mà cũng rất hiệu quả.

Đông Hường
Đồ dùng nhà bếp bằng gỗ thương hiệu Việt "chễm chệ" trên Amazon

“Nếu tận dụng tốt nguyên liệu có sẵn và thế mạnh nhân công của Việt Nam, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các nhà cung cấp lớn trên thế giới..."

Nguyên Trân
Những điểm đến 'gây thương nhớ' dịp 8/3 

Chỉ còn vài ngày nữa là lễ Quốc tế Phụ nữ 8/3, các khu du lịch tại Quảng Ninh, Đà Nẵng, Tây Ninh hay Phú Quốc... đang tung nhiều sản phẩm ưu đãi và “tuyệt chiêu” để thu hút một nửa thế giới.

Đông Hường
Khó rời mắt bởi những kiểu tóc đặc sắc, độc đáo tại Đại lễ giỗ Tổ ngành Tóc và Làm đẹp 2024

Gần 500 chuyên gia hội tụ, với chủ đề “Hương nguyện lan xa”, Đại lễ giỗ Tổ ngành Tóc và Làm đẹp 2024 diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Đặc biệt, người tham dự mãn nhãn với những bộ tóc đặc sắc, mới lạ, độc đáo.

Đông Hường
Tuyệt chiêu giúp dưỡng da sáng khỏe, mịn màng, không tì vết

Da không đều màu là vấn đề phổ biến mà nhiều chị em phải đối mặt. Tuy nhiên, với những tuyệt chiêu dưỡng da đơn giản có thể giúp làn da sáng khỏe, mịn màng.

Đông Hường
Xem thêm